Phú Sông Bạch Đằng (Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích, Đọc Hiểu)

Nội Dung Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng, Đọc Hiểu, Soạn Bài, Giáo Án, Phân Tích. Tìm Hiểu Chi Tiết Về Tác Giả, Tác Phẩm, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Phú.

Giới Thiệu Tác Phẩm Phú Sông Bạch Đằng

“Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm nổi tiếng của Trương Hán Siêu, một nhà thơ và học giả uyên thâm thời Trần. Tác phẩm này thuộc thể loại phú, một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, thường dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, và bàn chuyện đời.

Nội dung chính của “Phú sông Bạch Đằng” là ca ngợi chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng, nơi quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Tác phẩm không chỉ tôn vinh chiến công oanh liệt mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm nằm ở cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sống động và cảm xúc chân thành. Trương Hán Siêu đã khéo léo kết hợp giữa yếu tố lịch sử và văn chương, tạo nên một tác phẩm vừa có giá trị văn học, vừa có giá trị lịch sử.

Bài phú được viết bằng chữ Hán, với cấu trúc chặt chẽ và nhịp điệu phóng khoáng, thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng đã hy sinh vì đất nước. Trương Hán Siêu đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên và lịch sử để tái hiện lại những trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương và kính trọng đối với những người đã khuất

Nội Dung Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng – một bài phú tiêu biểu xuất sắc nhất trong thể phú của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Qua bài phú, tác giả Trương Hán Siêu không chỉ ca ngợi truyền thống anh hùng kiên cường bất khuất của dân tộc mà còn thể hiện niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương đất nước.

Phú sông Bạch Đằng
Tác giả: Trương Hán Siêu

白藤江賦

客有:
掛汗漫之風帆,
拾浩蕩之海月。
朝嘎舷兮沅湘,
暮幽探兮禹穴。
九江五湖,
三吳百粵。
人跡所至,
靡不經閱。
胸吞雲夢者數百而,
四方壯志猶闕如也。
乃舉楫兮中流,
縱子長之遠遊。
涉大灘口,
溯東潮頭。
抵白藤江,
是泛是浮。
接鯨波於無際,
蘸繇尾之相繆。
水天一色,
風景三秋。
渚获岸蘆,
瑟瑟颼颼。
折戟沉江,
枯骨盈丘。
慘然不樂,
佇立凝眸。
念豪傑之已往,
嘆蹤跡之空留。
江邊父老,
謂我何求。
或扶黎杖,
或棹孤舟。
揖余而言曰:
此重興二聖擒烏馬兒之戰地,
與昔時吳氏破劉弘操之故洲也。
當期:
舳艫千里,
旌旗旖旎。
貔貅六軍,
兵刃蜂起。
雌雄未決,
南北對壘。
日月昏兮無光,
天地凜兮將毀。
彼:
必烈之勢強,
劉龔之計詭。
自謂投鞭,
可掃南紀。
既而:
皇天助順,
凶徒披靡。
孟德赤壁之師談笑飛灰,
符堅合淝之陣須臾送死。
至今江流,
終不雪恥。
再造之功,
千古稱美。
雖然:
自有宇宙,
故有江山。
信天塹之設險,
賴人傑以奠安。
孟津之會鷹揚箬呂,
濰水之戰國士如韓。
惟此江之大捷,
猶大王之賊閒。
英風可想,
口碑不刊。
懷古人兮隕涕,
臨江流兮厚顏。
行且歌曰:
大江兮滾滾,
洪濤巨浪兮朝宗無盡。
仁人兮聞名,
匪人兮俱泯。
客從而賡歌曰:
二聖兮並明,
就此江兮洗甲兵。
胡塵不敢動兮,千古昇平。
信知:不在關河之險兮,
惟在懿德之莫京。

Phiên âm:

Khách hữu:
Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mị bất kinh duyệt.
Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách nhi,
Tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hề trung lưu,
Túng Tử Trường chi viễn du.
Thiệp Đại Than khẩu,
Tố Đông Triều đầu.
Để Bạch Đằng giang,
Thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế,
Trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thuỷ thiên nhất sắc,
Phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô,
Sắt sắt sâu sâu.
Chiết kích trầm giang,
Khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc,
Trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng,
Thán tung tích chi không lưu.
Giang biên phụ lão,
Vị ngã hà cầu.
Hoặc phù lê trượng,
Hoặc trạo cô châu.
Ấp dư nhi ngôn viết:
“Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa,
Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã.”
Đương kỳ:
Trục lô thiên lý,
Tinh kỳ ỷ nỉ.
Tỳ hưu lục quân,
Binh nhẫn phong khỉ.
Thư hùng vị quyết,
Nam Bắc đối luỹ.
Nhật nguyệt hôn hề vô quang,
Thiên địa lẫm hề tương huỷ.
Bỉ:
Tất Liệt chi thế cường,
Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên,
Khả tảo Nam kỷ.
Ký nhi:
Hoàng thiên trợ thuận,
Hung đồ phi mỵ.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư đàm tiếu phi hôi,
Bồ Kiên Hợp Phì chi trận tu du tống tử.
Chí kim giang lưu,
Chung bất tuyết sỉ.
Tái bạo chi công,
Thiên cổ xưng mỹ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ,
Cố hữu giang san.
Tín thiên tạm chi thiết hiểm,
Lại nhân kiệt dĩ điện an.
Mạnh Tân chi hội ưng dương nhược Lã,
Duy Thuỷ chi chiến quốc sĩ như Hàn.
Duy thử giang chi đại tiệp,
Do đại vương chi tặc nhàn.
Anh phong khả tưởng,
Khẩu bi bất san.
Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
Lâm giang lưu hề hậu nhan.
Hành thả ca viết:
“Đại giang hề cổn cổn,
Hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận.
Nhân nhân hề văn danh,
Phỉ nhân hề câu dẫn.”
Khách tòng nhi canh ca viết:
“Nhị thánh hề tịnh minh,
Tựu thử giang hề tẩy giáp binh.
Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình.
Tín tri: bất tại quan hà chi hiểm hề,
Duy tại ý đức chi mạc kinh.”

Dịch thơ:

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bên sông bô lão hỏi, hỏi ý ta sở cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao, Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an!
Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Đọc thêm 🔰Bạch Đằng Hải Khẩu🔰Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Về Tác Giả Phú Sông Bạch Đằng

Dưới đây là một số thông tin chính thức về tác giả Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu.

  • Trương Hán Siêu chưa rõ năm sinh, mất năm 1354, tự là Thăng Phú.
  • Ông là người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình).
  • Ông vốn là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, đời Trần Anh Tông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ.
  • Năm 1351, ông được thăng Tham tri chính sự. Khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).
  • Trương Hán Siêu là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, rất được các vua nhà Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
  • Các tác phẩm của ông còn lại không nhiều: Bạch Đằng giang phú, Cố tích thần từ bi ký, Dục Thúy sơn, Hóa Châu tác…

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Cùng tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Đáng nhớ nhất là cuộc kháng chiến năm 938 của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, cuộc kháng chiến năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh bại quân Nguyên Mông.

=>“Phú sông Bạch Đằng” được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng. Trương Hán Siêu trong một lần dạo chơi đã viết bài phú này. Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi.

Gợi ý đọc hiểu tác phẩm🌱 Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi]🌱 Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Bố Cục Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Bố cục tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có thể chia thành 4 phần:

  • Phần 1: (từ đầu đến “luống còn lưu”): Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.
  • Phần 2: (tiếp đó đến “nghìn xưa ca ngợi”): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
  • Phần 3: (tiếp đó đến “chừ lệ chan”): Suy ngẫm, bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.
  • Phần 4: (còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Ý Nghĩa Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm từ dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

Đón đọc thêm 📌Nước Đại Việt Ta [Nguyễn Trãi]📌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Tham khảo ngay nội dung đọc hiểu bài thơ Phú sông Bạch Đằng sau đây để hiểu và biết cách phân tích tác phẩm.

1. Đoạn mở:

– Nhân vật “khách “: là sự phân thân của tác giả, tạo tính khách quan cho những điều sẽ nói.

– Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách:

  • Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên.
  • Tìm hiểu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

– Những địa danh được nói đến:

  • Địa danh lịch sử lấy từ trong điển cố Trung Quốc: sông Nguyên, sông Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng. → Tác giả “đi qua” chủ yếu bằng tri thức sách vở, trí tưởng tượng.
  • Địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. → Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là một hồn thơ, một khách hải hồ, một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc:
    • Có vốn hiểu biết phong phú.
    • Yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, tìm hiểu thiên nhiên (Giương buồm… mải miết).
    • Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao (Nơi có người đi… tha thiết).

– Cảnh sắc của thiên nhiên trên sông Bạch Đằng:

  • Hùng vĩ, hoành tráng: “Bát ngát…một màu”.
  • Trong sáng, nên thơ: “Nước trời…ba thu”.
  • Ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết: “cảnh thảm”.

– Tâm trạng của tác giả trước những sắc thái đối lập của thiên nhiên:

  • Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà trong sáng, thơ mộng.
  • Buồn thương, nuối tiếc trước vẻ ảm đạm , hiu hắt, hoang vu do thời gian đang xóa nhòa, làm mờ hết những dấu tích oai hùng của chiến trường xưa: “Buồn vì …còn lưu”.

2. Đoạn giải thích:

– Hình tượng các bô lão có thể là nhân vật có thật (là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh) hoặc có thể họ là nhân vật hư cấu (là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình để những nhận xét về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan hơn).Chính họ là người đã kể lại và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng và đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính.

– Vai trò: Là người chứng kiến chiến tích lịch sử, kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe.

  • Các bô lão nhắc lại những chiến công đã diễn ra trên sông Bạch Đằng: “Ngô chúa phá Hoằng Thao/ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”
  • Họ kể lại diễn biến trận đánh năm xưa của hai vua Trần
    • Ngay từ đầu ta và địch đã tập trung cho trận chiến “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới/ Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”
    • Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt “được thua chửa phân” khiến cho ánh nhật nguyệt phải mờ, bầu trời sắp thay đổi.
    • Đây là cuộc đối đầu giữa ta và địch không chỉ về lượng mà còn đối đầu về ý chí. Cuối cùng quân ta – người chính nghĩa đã chiến thắng, bọn giặc: “hung đồ hết lối”, chuốc lấy mối nhục muôn đời “Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.

– Thái độ của các bô lão đối với khách: Nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính khách.

– Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện:

  • Nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc.
  • Ngôn ngữ lời kể:
    • Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại được diễn biến, ko khí của các trận đánh rất sinh động (“Đây là buổi… Hoằng Thao”).
    • Các câu dài, dõng dạc tạo ko khí trang nghiêm (“Đây là…Hoằng Thao”).
    • Các câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp (“Thuyền bè…sáng chói”)

3. Đoạn bình luận:

– Nguyên nhân làm nên thắng lợi:

  • Thời thế thuận lợi (thiên thời): “trời cũng chiều người”.
  • Địa thế núi sông (địa lợi): “trời đất cho nơi hiểm trở”.
  • Con người – người tài, có đức lớn → giữ vai trò quyết định quan trọng nhất đến thắng lợi.

– Tác giả gợi lại hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người xưa để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức lớn của con người – nhân tố quyết định thắng lợi. → Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.

4. Đoạn kết:

– Tuyên ngôn về chân lí của các bô lão:

  • Những người bất nghĩa (Lưu Cung, Hốt Tất Liệt) sẽ tiêu vong.
  • Những người anh hùng, nhân nghĩa (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo) thì mãi “lưu danh thiên cổ”.

→ Đó là chân lí có tính chất vĩnh hằng như sông Bạch Đằng ngày đêm “luồng to sóng lớn đổ về bể đông” muôn đời theo quy luật tự nhiên.

– Lời ca tiếp nối của khách:

  • Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quan (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông).
  • Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng.
  • Khẳng định chân lí: vai trò và vị trí quyết định của con người trong tương quan với yếu tố đất đai hiểm yếu.

→ Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Chia sẻ tác phẩm🔰 Nam Quốc Sơn Hà 🔰Tìm hiểu nội dung và phân tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Bài thơ Phú sông Bạch Đằng chính là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Dưới đây là các giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn với bố cục chặt chẽ.
  • Lời văn linh hoạt.
  • Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa có giá trị gợi hình vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
  • Ngôn từ trang trọng, tráng lệ, vừa lắng đọng, gợi cảm và giàu suy tư.
  • Điển cố được sử dụng chọn lọc, giàu sức gợi.

Soạn Bài Phú Sông Bạch Đằng

Dưới đây là hướng dẫn soạn bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu:

Bố cục bài phú:

  1. Phần 1: Mở đầu (từ đầu đến “còn lưu”): Cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sông Bạch Đằng.
  2. Phần 2: Giải thích (tiếp đến “ca ngợi”): Các bô lão kể lại chiến tích trên sông.
  3. Phần 3: Bình luận (tiếp đến “chừ lệ chan”): Lời bình của các bô lão về chiến thắng.
  4. Phần 4: Kết (còn lại): Khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Nội dung chính:

  1. Vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử:
    • Ghi dấu nhiều chiến công hiển hách như phá quân Nam Hán, đánh tan Mông – Nguyên.
    • Là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ (Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng…).
  2. Hình tượng nhân vật “khách”:
    • Khách là sự phân thân của tác giả, yêu thiên nhiên, mang tính tráng sĩ phóng khoáng.
    • Khách đã đi qua nhiều địa danh nổi tiếng, thể hiện tráng chí bốn phương và tình yêu đất nước.
  3. Tâm trạng của khách:
    • Vui trước cảnh hùng vĩ thơ mộng của sông Bạch Đằng.
    • Buồn vì cảnh thảm, tiếc thương những người anh hùng đã khuất.
  4. Hình tượng các bô lão:
    • Là người dân địa phương, đại diện cho tập thể, kể lại những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng với giọng đầy nhiệt huyết và tự hào.

Một số câu hỏi đọc hiểu:

  1. Cảm xúc của nhân vật khách trước sông Bạch Đằng:
    • Khách cảm thấy vui trước cảnh đẹp nhưng cũng buồn vì những dấu tích xưa giờ đìu hiu.
  2. Vai trò của các bô lão:
    • Các bô lão kể chuyện với giọng đầy nhiệt huyết, tự hào, tái hiện lại các chiến tích lịch sử.

Giáo Án Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng

Dưới đây là một gợi ý để soạn giáo án cho bài thơ “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu:

Mục tiêu bài học

  1. Kiến thức:
    • Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ.
    • Nắm vững đặc trưng của thể loại phú.
    • Phân tích được hình tượng sông Bạch Đằng và các nhân vật trong bài thơ.
  2. Kỹ năng:
    • Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản.
    • Phát triển kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm.
  3. Thái độ:
    • Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về lịch sử dân tộc.
    • Khơi gợi tinh thần học hỏi và khám phá văn học cổ.

    Phương pháp giảng dạy

    • Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, phân tích văn bản.

    Chuẩn bị

    • Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, hình ảnh liên quan đến sông Bạch Đằng và Trương Hán Siêu.
    • Học sinh: Đọc trước bài thơ, tìm hiểu về tác giả và bối cảnh lịch sử.

    Tiến trình dạy học

    1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
      • Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về bài thơ.
    2. Giới thiệu bài mới (5 phút)
      • Giới thiệu sơ lược về tác giả Trương Hán Siêu và bối cảnh lịch sử của bài thơ.
    3. Dạy bài mới (30 phút)
      • Phần 1: Mở đầu (từ đầu đến “còn lưu”): Cảm xúc của nhân vật khách trước sông Bạch Đằng.
      • Phần 2: Giải thích (tiếp đến “ca ngợi”): Các bô lão kể lại chiến tích trên sông.
      • Phần 3: Bình luận (tiếp đến “chừ lệ chan”): Lời bình của các bô lão về chiến thắng.
      • Phần 4: Kết (còn lại): Khẳng định vai trò và đức độ con người.
    4. Thảo luận nhóm (10 phút)
      • Chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận về ý nghĩa của từng phần trong bài thơ.
    5. Tổng kết và củng cố (5 phút)
      • Giáo viên tổng kết lại nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ.
      • Đặt câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh.
    6. Dặn dò (5 phút)
      • Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tiếp theo và làm bài tập về nhà.

    10+ Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Hay Nhất

    Thohay.vn gửi bạn 5 mẫu phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng hay nhất, theo dõi ngay nhé!

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Hay Đặc Sắc

    Phú sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng giang phú là tác phẩm được xếp vào hạng kiệt tác của Trương Hán Siêu. Bài thơ được viết bằng chữ Hán lấy đề tài sông Bạch Đằng làm cảm hứng sáng tác. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc thiêng liêng. Cùng với đó tác phẩm cũng chứa đựng những tư tưởng nhân văn cao đẹp.

    Bài thơ này được viết theo thể thơ phú – là một thể văn cổ gồm phú cổ thể và phú Đường luật. Trong đó, Phú sông Bạch Đằng được viết theo lối phú cổ thể có vần lại vừa có phép đối rất uyển chuyển.

    Mở đầu bài phú, Trương Hán Siêu đã đưa người đọc chìm vào khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Khung ảnh ấy là những nơi “khách” từng đi qua, là Cửu giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.

    Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi,
    Lướt bể chơi trăng mải miết.
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
    Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
    Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

    Qua đó ta thấy được khách là một người đi nhiều, biết nhiều. Ở đây, khách tự ví mình như Tử Trường, tức Thư Mã Thiên – một nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc. Khách đi nhiều nhưng không phải để thỏa thú tiêu dao, mà là tìm đến “cội nguồn” để hiểu hơn về lịch sử, để ngợi ca và suy ngẫm. Điều ấy cho ta thấy được tâm hồn khách thật cao đẹp.

    Đoạn đầu ấy, Trương Hán Siêu không đi trực tiếp vào miêng tả sông Bạch Đằng, mà nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở tàu. Dường như tác giả muốn lấy đó làm một sự chuẩn bị trước khi đưa người đọc vào một sông Bạch Đằng hùng vĩ, bao la hơn.

    Và khi đến với sông Bạch Đằng, nhà thơ thể hiện niềm vui thú khôn nguôi:

    Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
    Bát ngát sóng kình muôn dặm,
    Thướt tha đuôi trĩ một màu.
    Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.

    Bạch Đằng giang qua ngòi bút của Trương Hán Siêu là một con sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc. Con sông ấy cũng vô cùng đẹp với “nước trời một sắc” và dòng chảy thì “thướt tha đuôi trĩ một màu”.

    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

    Dòng sông đẹp là vậy nhưng cũng có những mảng màu u buồn, rùng rợn. Một thời, bờ lau, bến lách ở sông Bạch Đằng hoang vu, hiu hắt. Dòng sông ấy từng chất chứa biết bao xương cốt lũ giặc phương bắc, với những “sông chìm giáo gãy” đầy rẫy. Điều đó thể hiện lên một Bạch Đằng lịch sử là nơi ghê rợn biết bao lũ giặc hung tàn.

    Cùng với những đường nét, màu sắc gợi cảm, Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông lịch sử hùng vĩ bằng những liên tưởng qua những cặp câu song quan tinh tế. Đó là sự xúc động của nhà thơ khi đứng trước một dòng sông đầy chiến tích:

    Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

    Trước dòng sông ấy, tác giả thấy mình thật bé nhỏ, thế nên chỉ “đứng lặng giờ lâu” xúc động. Cùng với đó là lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc đối với những anh hùng đã dùng xương máu của mình để bảo vệ dòng sông. Đây chính là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn mà tác giả muốn hướng tới.

    Có lẽ chỉ bằng cảm nhận cá nhân là chưa đủ để hiểu hết dòng sông lịch sử ấy. Tác giả đã đưa thêm các bô lão – tuyến nhân vật thứ hai vào bài phú. Những lời tự sự cùng ngôn ngữ sống động càng làm toát lên âm điệu của bàn hùng ca về Bạch Đằng Giang. Lúc này, đứng ngắm Bạch Đằng Giang không chỉ một mình khách nữa, mà còn có các bô lão. Thế rồi, những chiến tích trên sông Bạch Đằng lần lượt được lật mở:

    Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

    Đó là năm 938 Ngô Quyền lợi dụng thủy triều lên xuống ở sông Bạch Đằng đại phá quân Nam Hán. Cũng ở dòng sông ấy, năm 1288 Trần Quốc Tuấn mở trận quyết chiến bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt quân xâm lược Nguyên – Mông.

    Lần lượt những trận đánh vang dội ở sông Bạch Đằng được kể ra. Trận Xích Bích đánh tan quân Tào Tháo, trận Hợp Phì khiến giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi. Lời thơ mang âm hưởng hào hùng thể hiện sự tự hào dân tộc vang vọng trong đó. Sông Bạch Đằng chính là một chứng nhân của lịch sử:

    Đến nay sông nước tuy chảy hoài
    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi

    Sau khi miêu tả những cuộc chiến quân dân ta đã giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng, tác giả đã quay về suy ngẫm về những thắng bại ấy. Không chỉ các bô lão mà ngay cả tác giả cũng nhận ra rằng sự hưng vong của đất nước đều nhờ hai nhân tố quan trọng nhất đó là đất hiểm và nhân tài.

    Tái tạo công lao, Nghìn xưa ca ngợi.
    Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
    Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an!

    Bạch Đằng là đất hiểm trở – đó là điều chẳng ai phủ nhận được. Còn Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung,… chính là những nhân tài. Và “cuộc điện an” nếu không có hai điều ấy chẳng thể nào thành công nổi.

    Tiếp tục bằng lối so sánh tinh tế, Trương Hán Siêu nhắc lại vai trò của Lã Vọng, Hàn Tín đối với người dân Trung Quốc. Từ đó để làm nổi bật lời ngợi ca Hưng Đạo Vương – người anh hùng có công lớn thuở bình nguyên của lịch sử:

    Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
    Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
    Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.

    Bằng những từ ngữ sắc nét, tác giả đã làm rõ được niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với những anh hùng đã có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Dòng sông Bạch Đằng cũng vì thế mà mang trong mình những vẻ hào hùng đến bất tận. Và tác giả cũng không quên nhắc đến hai vị “Thánh quân”

    “Anh minh hai vị thánh quân
    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”

    Đó là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông – hai vị vua đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và 3. Chính nhờ những nhân tài như vậy mà đất nước luôn được “điện an”.

    Và cuối cùng, tác giả lại khẳng định một lần nữa kinh nghiệm và bài học lịch sử trong đấu tranh giữ gìn đất nước “ Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là kinh nghiệm rút ra từ những bài học lịch sử, là tinh thần đoàn kết dân tộc và cảnh giác trước hiểm họa ngoại xâm.

    Phú sông Bạch Đằng thực sự là một bản hùng ca về dòng sông lịch sử. Đó không đơn thuần là vẻ đẹp của một dòng sông, nó còn là bài ca yêu nước hào hùng. Với âm điệu anh hùng ca, cùng không khí hùng hồn, trang trọng, Trương Hán Siêu đã khắc họa một chứng nhân lịch sử một cách sâu sắc và rõ nét nhất.

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Chọn Lọc

    “Trăm năm bia đá cũng mòn
    Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!”

    Trong những áng văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu ra đời sớm hơn tất cả và cũng là áng văn “không tiền khoáng hậu”. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm mà tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca được hòa quyện nhuần nhuyễn và tinh tế.

    Từ những câu chữ đầu tiên nhân vật khách xuất hiện đầy phóng khoáng, hào mại. Khách rất “ham du ngoạn”, “giương buồm giong gió”, “lướt bể chơi trăng”. Gót giang hồ đi đã khắp:

    Cửu giang, ngũ hồ
    Tam ngô, Bách Việt.
    Nơi có người đi,
    Đâu mà chẳng biết

    Ở đây, bằng hình ảnh những không gian to rộng, những vùng đất nổi tiếng và các động từ thể hiện động tác mạnh, số từ sổ sách, số nhiều, đi liền với cách diễn tả thời gian chuyển tiếp nhanh:sớm, chiều và cả cách nói khẳng định, tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách của một người năng nổ, nhạy bén, xông pha, ham hiểu biết và hoạt bát của khách.

    Nó cũng là dấu ấn làm nên tên tuổi của khách khác xa với cách “chơi” của bậc ẩn sĩ. Bởi lẽ những phiêu du của khách không chỉ là thú chơi vô bổ mà vì mục đích củng cố, trau dồi tri thức về lịch sử nước nhà mong sánh ngang với Tư Mã Thiên.

    Tiếp theo, tác giả đưa đến người đọc một cuộc ngao du vừa mạo hiểm vừa độc đáo: cuộc chơi sông Bạch Đằng.

    Nếu như mở đầu khi thời gian đã tượng trưng hóa thì đến đây, tác giả đi vào cảnh thực với không gian cụ thể (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) với một thời gian được chỉ định rõ (tháng chín) và một phong cách cụ thể (nước trời một sắc, bờ lau san sát) cũng những dấu vết của chiến trường được diễn tả một cách hình tượng. Phong cảnh Bạch Đằng cũng phơi phới, tràn đầy hào khí dường như cũng trầm lắng, cũng lặng mình theo thời gian với tất cả trầm tư và nhạy cảm đang đứng sững, buồn tiếc, ngậm ngùi:

    Buồn vì cảnh thảm,
    Đứng lặng giờ lâu.
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

    Như vậy, nhân vật khách bước vào tác phẩm bằng tất cả trân trọng, trang nghiêm, là nhân vật được khẳng định. Dường như đây cũng chính là lời khẳng định đến từ tác giả – kẻ sĩ mang trong mình dòng máu thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc.

    Sự xuất hiện của nhân vật khách với trạng thái trầm tư có ý nghĩa như một cách gợi mở, dẫn dắt cho sự xuất hiện của nhân vật tập thể các bô lão. Đó là số đông đa dạng về tuổi tác: người rất già phải chống gậy, người trẻ còn khỏe bơi được thuyền nhỏ nhưng tất cả đều nhiệt tình, nhạy cảm và hiếu khách. Họ hết lời thăm hỏi:

    Bên sông bô lão,
    Hỏi ta sở cầu.

    Tác giả không nhắc lại câu hỏi của khách, nhưng qua sự sốt sắng của các bô lão, qua phương thức nói chuyện của khách và các bô lão ta có thể hiểu chủ đề câu chuyện: các bô lão mang tư cách là người địa phương và có thể nhiều người đã là nhân chứng của trận chiến oanh liệt đã dẫn khách tham quan chiến địa cũ và thuyết minh cho ông về trận chiến lịch sử với những chiến tích:

    Có kẻ gậy lê chống trước
    Có người thuyền nhẹ bơi sau
    Vái ta mà thưa rằng
    – Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
    Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá phách Hoàng Thao.

    Những bô lão đã hào hứng, sôi nổi kể lại trận đánh “đương khi ấy” bằng tất cả hồ hởi, niềm tin, lòng tự hào vào truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc:

    Thuyền bè muôn đội
    Tinh kỳ phấp phới
    Tì hổ ba quân
    Giáo gươm sáng chói.
    Trận đánh thư hùng chửa phân,
    Chiến lũy Bắc Nam chống đối.
    Đó cũng là trận đánh ác liệt “kinh thiên động địa”:
    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
    Bầu trời đất chừ sắp đổ

    Tính chất ác liệt của trận chiến đến từ quy mô, lực lượng so sánh và cũng đến sự đối đầu về ý chí của hai bên đối phương. Và chính ở trận Bạch Đằng quân nhà Trần cũng như quân Ngô Quyền trước đó phải đối đầu với đội quân mưu sâu, chước quỷ hung đồ:

    Kìa:

    Tất Liệt thế cường,
    Lưu Cung chước đối.
    Những tưởng tung roi một lần,
    Quét sạch Nam bang bốn cõi.

    Trận chiến quyết liệt, khó khăn, nhiều tổn thất đến nỗi “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, đến nỗi bao nhiêu năm sau các nhà thơ qua đó đều vẫn có chung cảm giác nước sông còn loang máu đỏ như Trần Minh Tông từng viết:

    Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé,
    Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô

    Chính vì tính chất khó khăn, quyết liệt đó mà hơn ai hết, các bô lão hiểu rằng trận chiến đấu và chiến thắng của dân tộc mình không chỉ có ý nghĩa với một thời:

    Khác nào:

    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay.
    Trận hợp phì, giặc Bồ Kiên phút giây chết trụi.
    Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
    Tái tạo công lao
    Muôn đời ca ngợi.

    Như vậy, trận chiến trên sông Bạch Đằng hay chính là trận chiến chống quân Mông Nguyên không chỉ có ý chí kiên gan bền bỉ của đội quân hùng mạnh mà còn có sự giúp đỡ từ hồn thiêng núi sông cũng có nghĩa là nó bao gồm cả ba nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

    Ở đây, các bô lão còn nhấn mạnh vai trò của con người, của những đôi vai sẵn sàng chinh chiến, gánh vác trọng trách mà đất nước giao phó. Đó là các bậc sánh với “Vương sư họ Lã” trong hội Mạch Tần; với “ Quốc sĩ họ Hàn” trong trận Duy Thủy và đặc biệt là Đại vương Trần Quốc Tuấn, một người có tài thao lược nhất là tầm nhìn xa trông rộng đến muôn đời:

    Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
    Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
    Tiếng thơm đồn mãi,
    Bia miệng không mòn.

    Cảnh thứ nhất là Bạch Đằng lúc đương đại, thiên nhiên hùng tráng đẹp như “từ có vũ trụ” song đối với thế tình nó như đã nhuốm mùi dâu bể, như đã chìm vào tĩnh lặng, đi vào ngủ quên để cho chính hồn thơ như khách phải nặng lòng bùi ngùi. Bạch Đằng đương đại khoác trên mình vẻ đẹp vừa đơn sơ lại rất nên thơ, trữ tình. Cảnh thư hai là Bạch Đằng trong lịch sử đã được sống dậy trong sự hồi tưởng của các bô lão rất đậm tính chất anh hùng ca. Tuy nhiên, khi làm sống dậy quá khứ say sưa và bình luận về nó là khi họ phải lật giở từng trang quá khứ, trở về với hoài niệm để sống lại một thời tuổi trẻ của cả non sông:

    Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
    Lâm nhan lưu hề hậu nhan.

    Với tư cách là những người trong cuộc, là chứng nhân của mảnh đất anh hùng các bô lão thấy đau xót, hổ thẹn khi nó bị bỏ rơi đến nỗi dấu tích hào kiệt trở thành hoang phế, mộ phần người bỏ mình cho sự sống còn của dân tộc đã bị lẫn lộn trong đám “cốt khô gầy gò” và hổ thẹn với chính mình bởi những trọng trách quá nặng nề trên đôi vai nhỏ bé khi bước chân nối tiếp truyền thống vẻ vang anh hùng của cha anh để dựng xây đất nước.

    Khi cuộc chơi sông Bạch Đằng kết thúc là khi dòng sông lịch sử đi vào hoài niệm để bài phú được kết thúc bằng hai lời ca và thực sự đó là lời tổng luận của các bô lão và của khách. Nếu như các bô lão, những người dân bình thường nhấn mạnh một lẽ đời mang tính chất quy luật như nước sông cuồn cuộn chảy về biển cả, đó là:

    Những người bất nghĩa tiêu vong,
    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh

    Riêng khách, một thi nhân, một con người lịch duyệt và cũng là “một phương diện quốc gia đã bổ sung thêm vai trò của hai vị thánh quân, nhấn mạnh đến cái đức cao mà một vị vua phải có để đêm lại “muôn thuở thanh bình” cho trăm họ và hoàng tộc. Không chỉ vậy, đối với khách “đức cao” là tài năng, đức độ, là những phẩm chất tiên quyết của một người có tài, có bản lĩnh.

    Quả đúng như đánh giá của Bùi Quang Nguyên “Bạch Đằng giang phú” đã khắc họa một cảnh trí mỹ lệ của Tổ quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước. là một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học thời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà.”

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Hay

    Tình yêu thiên nhiên, cảnh vật non sông gấm vóc quê hương vốn không phải là một đề tài mới mẻ. Trong các trang thơ đã có rất nhiều những nhà văn, nhà thơ thể hiện rất thành công đề tài này. Nhưng ở trong mỗi tác phẩm thơ văn thì các nhà văn, nhà thơ lại thể hiện với những sắc thái hoàn toàn mới mẻ, với những đối tượng miêu tả, sắc thái miêu tả hoàn toàn khác nhau, mang đặc trưng riêng của phong cách mỗi nhà thơ.

    Cũng viết về cảnh sắc của thiên nhiên đất trời, nhà thơ Trương Hán Siêu đã thể hiện tình yêu cũng như niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước, mà đối tượng ở đây là con sông lịch sử, con sông hào hùng của dân tộc Việt Nam, con sông Bạch Đằng. Tình yêu ấy, niềm tự hào ấy của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.

    Khi khi đã giành được độc lập, vua quan thời hậu Trần chỉ biết đắm mình trong cuộc sống hưởng lạc, ăn chơi trác táng mà không hề đoái hoài đến việc dân, việc nước. Trước thực trạng ấy, Trương Hán Siêu đã vô cùng đau lòng, ông đã quyết định đi ngao du sơn thủy. Và trong một du ngoạn sông Bạch Đằng, con sông lịch sử mà quân dân nhà Trần đã hai lần đại phá quân Nguyên – Mông làm cho chúng thất bại thảm hại trên dòng sông này.

    Vì vậy mà con sông này như một chứng nhân lịch sử, nơi chứng kiến những thăng trầm của quân dân Đại Việt. Ngao du trên con sông lịch sử ấy đã khơi gợi cho Trương Hán Siêu biết bao nhiêu cảm xúc hào hùng của một thời kỳ lịch sử. Đồng thời cũng dâng lên niềm tự hào về những chiến công hiển hách của ông cha ta đời trước. Trong niềm cảm khái đó, Trương Hán Siêu đã viết lên bài “Phú sông Bạch Đằng”.

    “Khách có kẻ:
    Giương buồm giăng gió chơi vơi
    Lướt bể chơi trăng mải miết
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”

    Trương Hán Siêu đã thể hiện sự cảm khái trước con sông lịch sử, khi chiến đấu nó là con sông anh hùng, nhưng vào thời bình lại là một con sông hài hòa với dòng chảy lặng lẽ, vẻ đẹp ấy tuy bình dị nhưng lại vô cùng thu hút đối với một người khách thưởng ngoạn như nhà thơ.

    Trong không gian rộng của dòng sông ấy, tác giả nhớ đến những người xưa “Giương buồm giăng gió mải miết”, đó là những cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú khi bơi thuyền chơi trăng, hay những người “Lướt bể chơi trăng mải miết”, đó là cuộc sống đầy tự tại của những con người thích phiêu du, cuộc sống “sớm gõ thuyền”, “chiều lần thăm”, những địa danh như Nguyên, Tương, Vũ Huyệt đều là những địa danh của Trung Quốc.

    “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
    Nơi có người đi đâu chẳng biết
    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
    Mà tráng khí bốn phương còn tha thiết”

    Tác giả đã gợi lại những con người mang trí phiêu lưu, thưởng ngoạn, và những địa danh nêu ra trong bài phú cũng là địa danh quen thuộc. Tuy ở những nơi quen thuộc đó nhưng người khách du ngoạn vẫn có thể tìm được những thú vui cũng như đối tượng để khám phá, cái chí tung hoành vẫn tha thiết “Mà tráng khí bốn phương còn tha thiết”.

    Không chỉ nêu và ca ngợi những con người có chí thưởng ngoạn, ngao du mà Trương Hán Siêu còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước cũng như niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc bằng những vần thơ tha thiết nhất:

    “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều
    Bát ngát sóng kình muôn dặm
    Thướt tha đuôi trĩ một màu
    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”

    Nếu như ở trên nhà thơ viết về những địa danh của Trung Quốc thông qua những chuyến kì thú của các vị khách xưa, thì hình ảnh của con sông Bạch Đằng lại được gợi ra trong niềm tự hào, tình yêu tha thiết nhất. Nhà thơ đã mô tả lại quá trình mà mình có thể đến được con sông Bạch Đằng này, đó là qua cửa của Đại Than, và ngược dòng bến Đông Triều.

    Đông Triều và Đại Than đều là tên của những địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nó là con đường dẫn nhà thơ đến với sông Bạch Đằng lịch sử “Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều”, khi đến dòng Bạch Đằng dòng nước chảy xuôi và êm đềm hơn rất nhiều, xa xa đó là những con sóng kình, những con sóng này nối đuôi nhau dài đến “muôn dặm”, và trong sự cảm nhận của nhà thơ thì những con sóng này còn mang những hình dạng rất độc đáo “Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Và cảnh sắc trên dòng sông cũng thuộc hàng kỳ vĩ “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”.

    “Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
    Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

    Khung cảnh dữ dội, oai hùng trên sông Bạch Đằng ngày ấy, bây giờ khi độc lập đã giành được thì con sông dường như trở nên lặng lẽ hơn, thậm chí còn có chút gì đó đìu hiu, hoang vắng, khung cảnh ven bờ thì um tùm bởi cỏ lau “Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu”, nhà thơ bỗng man mát buồn vì khung cảnh đìu hiu, hoang sơ đó “Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”, tâm trạng buồn xen lẫn chút nuối tiếc khiến cho nhà thơ đứng lặng người ra hồi lâu.

    Sự yên lặng đó như để tưởng nhớ về, hoài niệm về quá khứ đã xa, đó là cái quá khứ hào hùng của nhân dân Đại Việt khi chống quân Nguyên – Mông: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá”, đó chính là sự hồi cố về sự oai hùng, mạnh mẽ của nhà thơ trước chặng đường lịch sử dữ dội nhưng đầy sức mạnh oai nghiêm đó. Thời gian vô tình trôi mà làm phai mờ đi những dấu vết của lịch sử, dấu vết của một thời đại anh hùng trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại đó: “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.

    “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới
    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
    Trận đánh được thua chửa phân
    Chiến lũy Bắc Nam chống đối”

    Vẫn trong dòng hồi tưởng về quá khứ đấu tranh oai hùng của dân tộc, nhà thơ Trương Hán Siêu đã mô tả lại một cách chân thực không khí dữ dội khi chiến đấu, đó là sự hùng hậu của các thuyền bè chiến đấu “thuyền bè muôn đội”, và cùng với đó là những lá cờ tình kỳ tung bay phấp phới trên đỉnh mỗi con thuyền, mỗi chiếc bè”tinh kỳ phấp phới”. Đó là đội quân tinh nhuệ của ta với tinh thần chiến đấu hừng hực cùng ánh sáng chói của những đao gươm “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Và cuộc chiến đấu diễn ra trong khung cảnh ác liệt nhất khi hai bên giao chiến cân tài ngang sức, chưa phân thắng bại cuối cùng “Trận đánh được thua chửa phân”.

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Ngắn Hay

    Trương Hán Siêu là một người có học vấn uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Những tác phẩm của ông thường bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm như thế.

    Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Phú thường đạm chất trữ tình. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu viết bằng chữ Hán, theo lời phú có thể, có vần và đăng đối theo cặp câu thơ tạo nên tính quy phạm rất rõ trong thể phú. Bài ca ngợi con sông lịch sử: sông Bạch Đằng.

    “Khách có kẻ:
    Giương buồm giong gió chơi vơi,
    Lướt bể chơi trăng mải miết.
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
    Cửu Giang, Ngũ Hồ,
    Tam Ngô, Bách Việt.
    Nơi có người đi,
    Đâu mà chẳng biết.”

    “Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là Trương Hán Siêu. Ông là một danh sĩ có tấm lòng ngay thẳng, cương trực và một tâm hồn phóng khoáng. “Khách” mang cái thú vui hưởng ngoạn, ngao du trên con thuyền cùng trăng thăm thú những cảnh đẹp của đất trời. Biết bao nhiêu vùng miền “khách” đã đặt chân đến: “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết”.

    Câu thơ thể hiện cái hoài bão được đi khắp bốn phương của “khách”, không ngại những vùng đất xa lạ, kì bí. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh, vậy mà ‘Khách” cũng đã từng qua nhiều cảnh đẹp tương tự thế và mong mỏi được tiếp tục chuyến chu du:

    “Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

    Theo cánh buồm, Trương Hán Siêu đến với con sông Bạch Đằng:

    “Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
    Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”

    “Bát ngát sóng kình muôn dặm”

    Con sông rộng và dài, mang một vẻ đẹp hùng vĩ. Cảnh núi non, bờ bãi tái hiện cảnh chiến trường một thời:

    “Bờ lau san sát.
    Bến lách đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy
    Gò đầy xương khô”

    Khung cảnh hoang vu với những “bờ lau”, “bến lách”. “Giáo gãy”, “xương khô” – con sông Bạch Đằng để lại những dấu tích lịch sử rợn người. Nhưng đó là những dấu tích oai hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Mang niềm tự hào, Trương Hán Siêu cũng bày tỏ nỗi niềm tiếc thương những anh hùng đã hi sinh vì đất nước:

    “Buồn vì cảnh thảm
    Đứng lặng giờ lâu
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.”

    Những năm tháng của một thời oanh liệt cứ theo những con sóng Bạch Đằng lớp sau xô lớp trước mà trở về:

    “Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
    Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.
    Bạch Đằng một trận giao phong
    Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu
    Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
    Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”.

    Đó là những trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam:

    “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
    Bầu trời đất chừ sắp đổi”.

    Và con sông Bạch Đằng tồn tại như một chứng nhân lịch sử:

    “Đến nay sông nước tuy chảy hoài
    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.

    Rồi nhà thơ có những chiêm nghiệm, bài học quý giá. Những chiến thắng lẫy lừng vẻ vang đó một phần có được là do địa thế, mấu chốt quan trọng là nhờ những con người tài năng đã cống hiến, hy sinh mình để bảo vệ độc lập dân tộc:

    “Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”.

    Trương Hán Siêu đồng thời ngợi ca Hưng Đạo Vương, người anh hùng vĩ đại thuở “bình Nguyên” oanh liệt:

    “Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
    Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.

    Kết thúc bài phú, ông ca ngợi hai vị vua Trần đã có công giữ gìn và bảo vệ đất nước:

    “Anh minh hai vị thánh quân
    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”

    Hai vị “Thánh quân” được nhắc đến ở đây là Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Họ là những vị vua sáng suốt, anh minh, yêu nước thương dân đã khơi dậy sự đoàn kết, sức mạnh dân tộc để đem lại bài học giữ nước cho muôn đời sau.

    Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, Trương Hán Siêu mượn hình ảnh con sông Bạch Đằng lưu dấu bao vết tích lịch sử oai hùng để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình. Từ đó, ông bày tỏ niềm tự hào dân tộc, đồng thời như một lời nhắc nhở những thế hệ mai sau phải biết tiếp nối truyền thống cha anh để lại.

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Hay Sâu Sắc

    Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.

    Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.

    Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc.

    Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.

    Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:

    Bát ngát sóng kình muôn dặm
    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha.

    Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:

    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

    Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.

    Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình.

    Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.

    Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng.

    Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng.

    Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì.

    Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.

    Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.

    Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Tiêu Biểu

    Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, nay thuộc phường Phúc Thành, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan suốt bốn đời vua Trần, từ triều đại Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông đến triều đại Trần Dụ Tông. Vì tính tình cương trực và có học vấn uyên thâm nên Trương Hán Siêu được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. Sau khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu, Hà Nội.

    Vào thời kì nhà Trần suy yếu, các vua đời hậu Trần mải mê với chiến thắng của cha ông, chỉ lo ăn chơi, hưởng thụ mà lãng quên trách nhiệm chấn hưng đất nước. Trong một dịp du ngoạn Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, di tích lịch sử lừng danh, nơi quân ta đã hai lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, Trương Hán Siêu vừa nhớ tiếc các bậc anh hùng xưa, vừa cảm khái, tự hào mà viết nên bài Phú sông Bạch Đằng bằng chữ Hán. Tác phẩm này được đánh giá là hay vào bậc nhất trong văn chương thời trung đại.

    Nội dung bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của tác giả trước những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Thông qua việc đề cao vai trò và vị trí của con người trong lịch sử, đề cao đạo lí chính nghĩa, tác phẩm chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc. Bài phú vừa chứa chan niềm tự hào dân tộc, vừa thấm thía nỗi niềm hoài cổ, vừa thể hiện triết lý về sự biến thiên và xoay vần của Tạo hoá.

    Bài phú là loại phú cổ thể mà đặc điểm giống như một bài ca dài, tản văn và vận văn đan xen với nhau. Nhân vật khách độc thoại và đối thoại với các vị bô lão bên sông. Hai đoạn thơ lục bát đóng vai trò kết thúc bài phú.

    Mở đầu bài phú là cảm xúc của nhân vật khách trước khung cảnh hùng vĩ của sông Bạch Đằng. Đó là cảm xúc dạt dào cảm hứng lịch sử của một con người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Nhân vật khách chính là tác giả đã được khách thể hoá trong vai một nghệ sĩ thích ngao du, yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, đồng thời cũng say mê tìm hiểu lịch sử oai hùng của dân tộc.

    Bằng bút pháp khoa trương, cường điệu, tác giả đã nêu bật sở thích ngao du sơn thuỷ và trình độ hiểu biết, trải nghiệm sâu rộng của nhân vật trữ tình:

    Khách có kẻ:
    …..
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

    Cái tráng chí bốn phương được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê các địa danh nổi tiếng. Loại địa danh thứ nhất có tính chất ước lệ, tượng trưng lấy trong sử sách Trung Quốc. Tác giả đi thăm các danh lam thắng cảnh này chủ yếu bằng sách vở và trí tưởng tượng của mình: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…

    Loại thứ hai là những địa danh quen thuộc của đất nước mà tác giả đã từng đặt chân đến như: cửa Đại Than,… bến Đông Triều,… sông Bạch Đằng… Khung cảnh thiên nhiên vùng sông nước Bạch Đằng hiện lên trước mắt tác giả mỗi lúc một rõ nét:

    Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
    …..
    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu.

    Trở lại chiến trường xưa, nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách vào thời điểm cuối mùa thu, tác giả thấy khung cảnh thiên nhiên tuy không có gì thay đổi nhưng đã đượm vẻ lạnh lẽo, hoang vu, vì vậy mà động lòng hoài cổ:

    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
    …..
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

    Thời gian vô tình, nghiệt ngã đã và đang làm phai mờ những dấu tích lịch sử khiến lòng người trầm lắng, suy tư. Khách đang đắm chìm trong tâm trạng hoài niệm thì các bô lão từ xa đi tới làm cho khách giật mình sực tỉnh trở về với hiện tại. Trận thủy chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng năm xưa được các bô lão kể lại cho khách nghe một cách hào hứng.

    Nếu như ở đoạn 1, khách chính là tác giả thì ở đoạn 2, các bô lão là hình ảnh tập thể, xuất hiện nhằm tạo ra vẻ tự nhiên của một cuộc trò chuyện. Đây có thể là những người dân địa phương mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh, cũng có thể là nhân vật tác giả hư cấu để bày tỏ tâm trạng của mình một cách khách quan hơn.

    Bằng thái độ nhiệt tình và hiếu khách, các bô lão kể cho khách nghe về chiến công Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, về trận Ngô chúa phá Hoằng Thao, là những chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trên sông Bạch Đằng.

    Các trận đánh được tái hiện từ thời Ngô Quyền đến thời Trần Hưng Đạo. Điều đó cho thấy thời ấy dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược phương Bắc và vận nước nhiều lúc lâm nguy, ngàn cân treo sợi tóc.

    Các bô lão kể lại diễn biến của từng trận đánh. Ngay từ đầu, quân ta và quân địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết tử. Nghệ thuật đối đã nêu bật không khí chiến trận bừng bừng:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,
    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói,
    Trận đánh được thua chửa phân,
    Chiến lũy bắc nam chống đối.

    Đó là sự đối đầu không chỉ về lực lượng mà còn là đối đầu về ý chí: quân dân ta với lòng yêu nước và sức mạnh chính nghĩa; quân địch thì thế cường với bao mưu ma chước quỷ. Chính vì vậy mà trận chiến diễn ra ác liệt:

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Điểm Cao

    Đất nước Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến, với truyền thống yêu nước và giữ nước vẻ vang cùng với đó là những địa danh đã ghi dấu các chiến tích lẫy lừng của quân dân nước Nam đánh đuổi giặc ngoại xâm như: sông Lô, Hàm Tử, Chi Lăng… Một trong số đó phải kể đến là Bạch Đằng giang – con sông của lịch sử đã chứng kiến Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, nhà Trần tiêu diệt sạch bóng quân Mông – Nguyên.

    Như một chứng nhân lịch sử oai hùng sông Bạch Đằng đã trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thi ca, sử sách của văn học dân tộc. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.

    Theo sử sách ghi lại bài phú này có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Đây không chỉ là một tác phẩm nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay bậc nhất nước ta thời trung đại.

    Bài phú được viết theo lối cổ phú (phú cổ thể), sử dụng lối “chủ – khách đối đáp”, tuy có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật. Tác phẩm vừa chứa chan lòng tự hào dân tộc, vừa đọng lại một nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc.

    Bài phú này có thể chia ra làm ba phần. Phần một là giới thiệu về nhân vật “khách” và niềm vui thích được du ngoạn nhất là du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Mở đầu bài phú ta cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng:

    “Giương buồm giong gió chơi vơi
    Lướt bể chơi trăng mải miết.
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
    Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
    Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết
    Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

    Hai câu đầu là những hình ảnh thiên nhiên gợi không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn, ngữ điệu trang trọng với cách ngắt nhịp “chừ” chậm rãi chứng tỏ khách là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy. Đặc biệt là sự liệt kê các địa danh: Vũ Huyệt, Cửu Giang,… đây đều là những danh lam thắng cảnh những di tích lịch sử quen thuộc.

    Từ cách nói có phần ước lệ quen thuộc của văn học trung đại, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật “khách” đó là tâm hồn nghệ sĩ tự do, ưa phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để du chiêm ngưỡng sau là để nâng cao tầm hiểu biết, tầm văn hóa.

    Dẫu đi nhiều, hiểu nhiều là thế mà khát vọng bốn phương vẫn còn tha thiết, khách muốn học theo Tử Trường nghĩa là muốn mang theo tráng chí với khát vọng hoài bão lớn lao, học theo bậc sử gia nổi tiếng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc. Nếu như ở đoạn trên cách viết của tác giả thiên về khái quát, ước lệ thì đến đoạn tiếp theo ông đưa người đọc đến với cảnh thực, địa danh có thực cũng là điều hút hồn khách khi đến với sông nước Bạch Đằng:

    “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.”

    Dòng sông hiện lên với nhiều dáng vẻ, vừa hùng dũng vừa thướt tha, lại vừa có vẻ ảm đạm, hoang vắng “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”. Đứng trước cảnh sông nước hùng vĩ nhiều dáng vẻ, khách mang trong mình một tâm trạng với nhiều sắc thái vui, buồn, tự hào và nhớ tiếc:

    “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

    Âm hưởng của những câu văn đến đây không còn là phơi phới hào khí, tràn đầy tráng chí nữa mà trầm lại, lắng xuống đầy bâng khuâng. Có lẽ trước sông Bạch Đằng một tâm hồn phóng khoáng như khách cũng bồi hồi về quá khứ oanh liệt của cha ông. Qua hình tượng nhân vật “khách” được tác giả thổi hồn trở thành chân dung vô cùng sinh động, ta có thể thấy được cái “tôi” của tác giả – một hồn thơ phóng khoáng, trác biệt, một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài về lịch sử dân tộc.

    Hình ảnh người khách cuối phần một như sự gợi ý, cách đặt vấn đề để dẫn đến sự xuất hiện của các bô lão ở phần hai. Các bô lão là chủ, là nhân dân địa phương đại diện cho thế hệ đi trước hiện thân của quá khứ. Với lòng nhiệt tình, hăm hở các bô lão đã kể cho “khách” nghe câu chuyện về những chiến công đã diễn ra trên dòng sông lịch sử với các sự kiện liệt kê, các hình ảnh đối nhau người kể đã làm hiện lên không khí chiến trận và thế giằng co quyết liệt.

    Việc lựa chọn những hình ảnh, điển tích làm nổi bật sự thất bại của quân thù và cái vẻ vang trong chiến thắng của quân ta như “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, “quét sạch Nam bang bốn cõi”. Có thể nhận ra ở đây niềm tự hào sảng khoái của các bô lão, cái điềm tĩnh qua sự chiêm nghiệm của khách.

    Với nghệ thuật tương phản, các bô lão đã lấy cái vận động, trôi chảy của dòng nước con người, dòng đời đối với nỗi nhục của quân thù, bởi nỗi nhục quân thù nghìn năm không sửa cũng có nghĩa là những chiến thắng của quân ta vĩnh viễn lên ngôi. Sau lời kể, các bô lão có lời bình luận giống như sự tổng kết về nguyên nhân làm nên chiến thắng ấy là có thiên thời, địa lợi nhưng vẫn đề cao yếu tố con người. Đó là một quan điểm tiến bộ, nhân bản. Đến đây lời ca của các bô lão gặp gỡ với khách ban đầu. Đó là nỗi buồn thương vừa nhớ tiếc.

    Vượt lên nỗi buồn, nỗi đau các bô lão vẫn bừng sáng niềm tin, niềm tự hào vào chân lý vĩnh hằng, hồn nhiên, vĩnh viễn như chính cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng đổ về biển Đông tự bao đời. Trong lời ca của khách ở phần ba bên cạnh việc ca ngợi công đức vua Trần, những câu cuối còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là nhân tố quyết định trong công cuộc đánh giặc ngoại xâm.

    Qua hoài niệm và suy ngẫm của các nhân vật “chủ – khách” bài phú đã làm sống dậy hào khí Đông A oanh liệt và hào hùng thời đại nhà Trần. Trương Hán Siêu đã khéo léo xây dựng hình tượng con sông Bạch Đằng kì vĩ tráng lệ trong không gian quá khứ và một Bạch Đằng giang lặng lẽ, hiu quạnh trầm mình sau những chiến tích ấy để ngàn đời sau thế hệ con cháu vẫn luôn tự hào, ghi nhớ về những di tích lịch sử và chiến công vĩ đại của cha ông.

    Chia sẽ đến bạn ❤️️ Bài Thơ Bạch Đằng Giang ❤️️ hay nhất

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Ngắn Gọn

    “Phú sông Bạch Đằng” – một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.

    Có thể nói bài phú chứa đựng những giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Mở đầu bài Phú sông Bạch Đằng là lời giới thiệu nhân vật “khách”, thực tế đây chính là tác giả, một người có tâm hồn ưa du ngoạn, khám phá và tự do phóng khoáng:

    “Khách có kẻ:
    Giương buồm giong gió chơi vơi,
    Lướt bể chơi trăng mải miết”

    Trong hành trình du ngoạn cả thực tế và trong tưởng tượng của mình, nhân vật khách đã đi qua biết bao danh lam thắng cảnh, bao gồm cả của Trung Quốc (Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng,…) và Đại Việt ta (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…). Khi dừng chân trên sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã được đắm chìm trong không gian cảnh sắc muôn màu của sông Bạch Đằng:

    “Bát ngát sóng kình muôn dặm…
    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”

    Vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên nơi chiến tích sông Bạch Đằng vừa mang vẻ hùng vĩ với hình ảnh “sóng kình muôn dặm” lại có vẻ kỳ vĩ tráng lệ với đuôi trĩ một màu thướt tha, bên cạnh đó còn ẩn chứa nét huyền ảo đầy thơ mộng “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, vẻ đẹp của không gian đất trời vào độ chín nhất, bầu trời mặt nước cùng một màu xanh.

    Tuy nhiên, là nơi chiến tích xưa nên cảnh sông Bạch Đằng không thiếu đi vẻ hoang vu, đìu hiu, những hàng lau sợi bên sông cực tả vẻ hoang vu, lạnh lẽo, thêm vào đó là cảnh “giáo gãy, xương khô” nơi chiến trường xưa đẫm máu. Vị khách đứng trước cảnh tượng ấy không khỏi buồn thương và nuối tiếc trước sự thay đổi của cảnh vật và thương xót cho những người đã ngã xuống nơi đây. Hình tượng các bô lão xuất hiện đã mang đến những câu chuyện kể về chiến tích trên sông Bạch Đằng:

    “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
    Cũng là bãi đất xưa, Ngô chúa phá Hoằng Thao…”

    Các bô lão không chỉ kể ra các chiến công tiêu biểu lừng lẫy lịch sử mà còn tái hiện lại khung cảnh chiến trường xưa một cách hào hùng, chân thực và sống động “thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới”, “hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, hơn thế các bô lão còn kể lại diễn biến trận đánh cho thấy đây là một trận đánh quyết liệt, căng thẳng “nhật nguyệt chừ phải mờ”, “trời đất chừ sắp đổi”, quân giặc là những kẻ hống hách, hung tàn và ngạo mạn đã phải chịu thất bại thảm hại, nhục nhã ê chề “nước sông tuy chảy hoài” mà “nhục quân thù khôn rửa nổi!”.

    Sau thời khắc sống lại những giây phút hào hùng thắng lợi của quân dân ta, các bô lão đã nhận định về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi:

    “Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở
    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”

    Trong đó, ba yếu tố được nhấn mạnh đến chính là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, vai trò của con người là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt hình ảnh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được so sánh với những người hùng thế hệ xưa như một lời khẳng định sức mạnh, sự anh minh, tài năng lãnh đạo nghĩa quân của ông “Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”. Trong bài phú, riêng hai bài ca cuối bài được chuyển sang thể lục bát, đó là bài ca của các bô lão và lời ca của kẻ khách:

    “Sông Đằng một dải dài ghê…
    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

    “Anh minh hai vị thánh quân…
    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

    Lời ca của các bô lão đã ca ngợi hình tượng con sông Bạch Đằng mênh mông, rộng lớn và hiểm trở, thể hiện niềm tự hào về dòng sông lịch sử, đồng thời khẳng định một quy luật tất yếu muôn đời kẻ bất nghĩa sẽ tiêu vong, người anh hùng sẽ được lưu danh muôn đời. Còn lời ca của kẻ khách nối tiếp niềm tự hào đó, ca ngợi sự anh minh của Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông mang đến sự thanh bình yên ổn muôn thuở sau này của dân tộc.

    Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, người đọc nói chung và nhân dân Việt Nam ta nói riêng được ôn lại những trang lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng, củng cố thêm niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Đồng thời người đọc có ấn tượng sâu sắc bởi đây là bài phú viết bằng chữ Hán được xếp vào loại hay bậc nhất văn học trung đại Việt Nam.

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Cực Hay

    Thiên nhiên là những cảnh đẹp nên thơ hùng vĩ vì thế mà nó đã trở thành một đề tài nổi bật trong văn thơ. Đã có rất nhiều nhà thơ thành công ở đề tài này, mỗi nhà thơ lại cho ta thấy một vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi mình đang sống. Để góp mình vào đề tài này Trương Hán Siêu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước tiêu biểu là bài thơ Bạch Đằng giang phú. Bài thơ này viết về con sông lịch sử của dân tộc đó là sông Bạch Đằng.

    Khi đất nước đã giành được độc lập thì vua quan thời Trần chỉ biết ăn chơi hưởng lạc mà không quan tâm đến dân. Trương Hán Siêu thấy vậy thì nhức nhối trong lòng ông bắt đầu đi ngao du. Đi đến con sông Bạch Đằng tự dưng ông nhớ về quân ta hai lần đại thắng quân Nguyên Mông. Ôi thật vẻ vang và oanh liệt và nó đã là minh chứng cho con sông lịch sử của nước ta từ đó ông có cảm hứng và viết nên bài thơ ở nơi đây:

    “Khách có kẻ:
    Giương buồm giăng gió chơi vơi
    Lướt bể chơi trăng mải miết
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

    Trong khi chiến đấu con sông Bạch Đằng trở thành người anh hùng, trở thành con sông lịch sử chứng kiến bao trận đánh oanh liệt với bao kẻ thù của dân tộc. Khi hòa bình được lập lại thì con sông trở lại vẻ đẹp bình dị và đầy thơ mộng. Trong khung cảnh ấy tác giả đã nhớ đến những con người từng ngao du sơn thủy hưởng ngoại những người có cuộc sống tự do tự tại:

    “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
    Nơi có người đi đâu chẳng biết
    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
    Mà tráng chí bốn phương còn tha thiết”

    Tác giả còn nêu lên những con người mang trí hướng thích phiêu lưu hưởng ngoại với những địa danh cụ thể. Dù là ở những địa danh quen thuộc và gần gũi nhưng khung cảnh ấy vẫn làm cho người đến du ngoại tìm được những điều mới lạ. Ý tác giả muốn ca ngợi những con người có chí hướng tự do như vậy.

    Đồng thời qua đây tác giả cũng nói nên tình yêu của mình đối với thiên nhiên quê hương đất nước:

    “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều
    Bát ngát sóng kình muôn dặm
    Thướt tha đuôi trĩ một màu
    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”

    Đầu tiên tác giả nêu lên quá trình bản thân đi đến với con sông Bạch Đằng: “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều”. Khi đã đến được với Bạch Đằng thì “thuyền bơi một chiều” thể hiện sự êm ả của dòng sông, không giữ dội mà chảy nhẹ nhàng rất bình thản, chầm chậm như đang muốn giữ chân thuyền ở lại.

    Ở phía xa xa khi tác giả nhìn thấy những con sóng kình nối đuôi nhau, trong tác giả thì con sông này rất độc đáo và khác lạ: “Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Cảnh sắc thật đẹp và thơ mộng khiến nhà thơ đắm chìm mãi không thôi.

    “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
    Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

    Bạch Đằng bây giờ bình yên và lặng lẽ có chút hoang vắng bởi xung quanh ven bờ lau đã mọc rất nhiều. Từ đó làm cho tác giả man mác buồn và nhớ đến những trận đánh oanh liệt chống giặc của dân tộc. Con sông như phải hứng chịu bao nỗi đau “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”. Một con sông chứa đầy đau thương mất mát khiến tác giả buồn và thấy xót xa khi nghĩ lại những cảnh tượng này.

    “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá” tác giả thương và nhớ đến những vị anh hùng đã từng chiến đấu ở nơi này. Nhưng thời gian thì cứ lặng lẽ trôi như thể vô tình khiến con sông lịch sử dần phai nhạt đi.

    “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
    Trận đánh được thua chửa phân
    Chiến lũy Bắc Nam chống đối”

    Rồi sau đó tác giả như muốn rõ lên cuộc chiến đấu oanh liệt này. Hai bên ngang hàng ngang sức nên trận chiến khó có thể phân thắng bại.

    “Kìa
    Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối
    Những tưởng gieo roi một lần
    Quét sạch Nam bang bốn cõi”

    Ở đây tác giả như muốn chế nhạo quân Nguyên Mông vậy. Quân Nguyên Mông cũng không nhường lòng thể hiện ý trí quyết tâm “Quét sạch Nam bang bốn cõi”.

    “Thế nhưng
    Trời cũng chiều người
    Hung đồ hết lối”

    Tác giả đã thể hiện sự đắc ý chiến thắng của quân Đại Việt. Cuối cùng ông trời cũng có mắt đã cho nhân dân ta cơ hội để chiến thắng kẻ thù để nhân dân được bình yên. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi ý chí quyết tâm tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

    “Khác nào khi xưa
    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay
    Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi”

    Tác giả đã so sánh chiến thắng trước kia và bây giờ. Tác giả như muốn chia sẻ niềm vui lớn cho tất cả mọi người biết về những điều tuyệt đẹp của lịch sử dân tộc ta.

    Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một bài thơ hay nói về cảnh đẹp quê hương đất nước đồng thời tác giả đã tái hiện lại trận đánh lịch sử của dân tộc trên con sông huyền thoại này. Tác giả muốn gửi gắm và ca ngợi tinh thần yêu nước và tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta bởi truyền tốt tốt đẹp này mãi ăn sâu vào tâm hồn con người Việt Nam.

    Đọc và phân tích tác phẩm 🔰Chiếu Dời Đô [Thiên Đô Chiếu]🔰Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

    Mẫu Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Điểm 10

    Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thành những đề tài hấp dẫn, vì ghi dấu những chiến công vĩ đại như Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa, sông Lô.v.v… Nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có lẽ phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử – nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quân nhà Tống; Trần Hưng Đạo nhấn chìm đại quân Nguyên Mông.

    Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đại đã nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyên Mộng Tuấn;., đều viết về nó. Nhưng thành công hơn cả là Trương Hán Siêu với Bài phủ sông Bạch Đằng. Tác phẩm này từ lâu đã được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất ở đời Trần và cũng là một trong số ít bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại.

    Đây là một bài phú cổ thể (hoặc còn gọi là phú lưu thuỷ), không tuân theo niêm luật chặt chẽ của Đường phú (hay còn gọi là phú Đường luật). Vẫn luật của bài phú loại này tương đối phóng khoáng, giàu nhạc điệu và dễ truyền tụng.

    Bài phú sông Bạch Đằng có thể chia làm ba đoạn: 1 Niềm vui thích du ngoạn nhất là du ngoạn trên sông Bạch Đằng; 2 Thuật lại chiến công trên sông Bạch Đằng của cha ông xưa; 3 Bài học rút ra từ chiến công trên con sông này.

    Trong một bài phú, thông thường tác giả hay hư cấu thêm một số nhân vật để đối đáp, tranh luận với mình. Điều đó góp phần làm cho bài phú sinh động hấp dẫn hơn, nhờ có sự đan xen của những câu đối thoại, những cầu bàn bạc: Khi thì bổ sung, khi thì bác bỏ ý kiến ban đầu. ở Bài phú sông Bạch Đằng có những nhân vật ., như: khách, ta, bô lão. Thực chất, đấy chính là sự phân thân của chính tác giả, trong một thủ pháp nghệ thuật của bài phú.

    Trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến thiên nhiên trong những tâm trạng khác nhau. Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đối với thiên nhiên để bày tỏ đạo lý thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi… ở Bài phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu đã tìm đến thiên nhiên trong một tâm trạng khác.

    Mở đầu bài phú, nhà thơ đưa người đọc vào một thế giới hùng vĩ, bao la của những Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt là những nơi “khách” đã từng đi qua khách, tỏ ra là một con người có tâm hồn phóng khoáng, tự do:

    Giương buồm giong gió chơi vơi,
    Lướt bể chơi trăng mải miết.
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
    Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:
    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

    Đi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu dao, “khách” chi học có Tử Trường, tức là Tư Mã Thiên, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, từng chu du khắp đất Trung hoa rộng lớn trước khi viết bộ Sử kí bất hủ. Phải chăng “khách” nói đến Tử Trường để tỏ bày tâm hồn đồng điệu của mình với người xưa. Đi xa, đâu phải chỉ để tiêu dao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn là tìm đến nơi cha ông ta đã lập chiến công to lớn đã làm vẻ vang cho lịch sử để chiêm ngưỡng, ngợi ca và suy ngẫm.

    Điều này, chứng tỏ tư thế vị khách thật cao đẹp, chí khí thật, hào hùng. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở Tàu, chúng cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể đi được trong một sớm, một chiều (Sớm gõ thuyền chừ Nguyên. Tương – Chiều Vân thăm chừ Vũ Huyệt – Cửu Giang, Ngũ Hồ – Tam Ngô, Bách Việt).

    Đấy chỉ là cách phô diễn ý tưởng có tính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng khá rõ về những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện niềm ham thích tự do, phóng khoáng của nhân vật “khách”. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú, thực ra chỉ là sự chuẩn bị một không khí thích hợp trước khi đi vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử.

    Ấn tượng đầu tiên mà Trương Hán Siêu đưa đến cho người đọc là sự bề thế rộng lớn và sức sống bền bỉ muôn đời của Bạch Đằng giang. Con sông này thật hùng vĩ, bởi rộng “bát ngát” và dài “muôn dặm”. Như vậy nó không những là đại giang và còn là trường giang (Bát ngát sóng kình muôn dặm), với bao lớp sóng lớn trùng điệp.

    Điều đáng lưu ý là ngoài vẻ thiêng liêng hùng vĩ, dòng Bạch Đằng còn có nét thật dịu dàng, duyên dáng và thơ mộng: những con thuyền nối đuôi nhau trôi bập bềnh trên sông; đã cuối thu rồi nên nước xanh, trời xanh; hai bên bờ lau lách xào xạc, đìu hiu…

    Trước cảnh sông nước hùng vĩ và thơ mộng ấy, tác giả cảm thấy vui buồn lẫn lộn. Đây là chiến trường ác liệt xưa kia, ta thắng lớn, nhưng kể sao cho hết những hi sinh mất mát với bao “giáo gẫy, xương khô”. “Trời nước”, “lau lách” như gợi lại chuyện cũ, khiến người hôm nay không tránh khỏi động lòng tiếc nuối, xót thương cho bao “anh hùng” đã khuất, ở đoạn thơ này, ta thấy một nỗi buồn cao đẹp qua những câu thơ có ân hưởng trầm lắng, với điệu cảm khái:

    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

    Sau này, Nguyễn Trãi khi thảm cảnh Bạch Đằng cũng có nỗi buồn tương tự. Trong bài Cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ cũng thấy dáng núi dường như vẫn còn in dấu vết thất bại của kẻ thù, cũng bâng khuâng nhìn dòng nước trôi mà hoài cổ:

    Ngạc chặt kình băm non lởm chởm;
    Giáo chìm gươm gãy bài tầng tầng
    … Dòng trôi tìm bóng dạ bâng khuâng.

    Tuy vậy, cảm hứng chính của Bài phú sông Bạch Đằng là sự ngợi ca chiến công oanh liệt của dân tộc ta trên dòng sông lịch sử này. Từ những câu thơ trữ tình ở đoạn trên, đến đoạn hai, tác giả chuyển sang những câu thơ tự sự, mượn lời các bô lão – những người đã từng chứng kiến và tham gia trận Bạch Đằng kể lại.

    Nếu như phần đầu là lời của khách thì đoạn hai là lời của các bô lão. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên. (Mặc dù, ai cũng biết dẫu lời của khách hay lời của các bô lão cũng chỉ là lời của tác giả). Các bô lão tiếp chuyện khách với tư cách đại diện cho nhân dân địa phương. Họ tôn kính khách và tự hào kể lại trận chiến năm xưa.

    Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” và “cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoàng Thao”. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả tạo được không khí trang nghiêm, đĩnh đạc làm nền cho việc miêu tả chiến trận ở phần tiếp theo.

    Trận thuỷ chiến được khắc hoạ thật cô đọng, với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết:

    Thuyền bè muôn đội
    Tinh kì phấp phới.
    Tì hổ ba quân
    Giáo gươm, sáng chói.
    …….Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
    Bầu trời đất chừ sắp đổ.

    Bằng cách ngắt nhịp nhanh, bằng lối đối ngẫu chặt chẽ, bằng một loạt hình ảnh nối lên sự mãnh liệt, hùng dũng… đoạn thơ vừa trích đã thể hiện được sinh động không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (“Trận đánh thư hùng chưa phần – chiến lũy Bắc Nam chống đối”), có thể làm đổi thay cả vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).

    Sau khi miêu tả thế trận giao tranh ác liệt, các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Kẻ địch thì có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu kế gian xảo (“Tất Liệt thế cường “ Lưu Cung chước đối”). Và nhất là chúng có thừa sự kiêu ngạo của kẻ đã từng tung vó ngựa thôn tính nhiều quốc gia từ Á sang Âu: “Những tưởng tung roi một lần” là có thể: “Quét sạch Nam Bang bốn cõi”. Còn ta, trước hết, đây là cuộc chiến đấu chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận với lẽ trời (“trời cũng chiều người”).

    Trong quan niệm của cha ông ta xưa, trời bao giờ cũng công minh, chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (“Trời đất cho nơi hiểm trở”), lại có người tổ chức lãnh đạo kiệt xuất với đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn.

    Do đó, địch thua nhục nhã và ta đã thắng vang dội. Nước sông “tuy chảy hoài” từ đó tới nay, trải bao tháng năm nhưng cái “nhục ấy vẫn không rửa lại”, ở đây, Trương Hán Siêu dẫn tích bên Tàu (Tào Tháo thua trận ở xích Bích; Bồ Kiên với hàng trăm vạn quân bị thất bại ở Hợp Phì) để nói về các trận đánh trên Bạch Đằng giang từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo.

    Các bô lão không nối nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng: “Tái tạo công lao “ Nghìn đời ca ngợi” cũng đủ cho người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. tầm vóc to lớn của chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn gấm vóc của quân dân đời Trần. Điều đáng lưu ý, khi nói về quân địch, các bô lão nhấn mạnh vào sức mạnh vật chất của chúng, còn nói về phía ta, lại nhấn mạnh vào yếu tố tinh thần. Rõ ràng, lời các bô lão có ý nghĩa sâu sắc, chuẩn bị dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:

    Những người bất nghĩa tiêu vong,
    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

    Lời bình này trở thành chân lí của muôn đời, sống mãi cùng Bạch Đằng giang hùng vĩ. ở đây cũng như phần đầu, thời gian và không gian được tác giả thể hiện đan xen với nhau. Xưa và nay, không gian và thời gian dường như cũng được tái hiện làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu; và luôn sinh động hấp dẫn người đọc, Ngày nay, người ta thường gọi cách thể hiện này là nghệ thuật đồng hiện.

    Tiếp theo lời các bô lão, khách cũng vui vẻ nối tiếp lời ca kết thúc bài phú. Lời của khách chính là phần tổng kết có chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà các bô lão đã trình bày ở trên (về nguyên nhân của chiến thắng), Với tâm trạng hân hoan, khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa bày tỏ niềm tin vào sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng của đất nước, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố “đức cao” của dân tộc, Sự nhìn nhận của khách về chiến thắng có chiều sâu triết lí.

    Sức mạnh của non sông đất nước không phải ở địa thế hiểm trở mà trước hết ở con người (“Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”).

    Đây là một bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Tác giả lại rất giỏi phân thân thành những nhân vật khác nhau để vừa kể vừa phụ hoạ thêm… làm cho bài phú giàu chất thơ khiến người đọc xúc động tự hào về non sông đất nước hùng vĩ, về chiến công lừng lẫy và đường lối giữ nước tài tình của quân dân nhà Trần mà cũng là của dân tộc ta 7 thế kỉ trước.

    Viết một bình luận