Thohay.vn tổng hợp cho các bạn đọc nội dung, đọc hiểu và những mẫu phân tích bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu hay nhất sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Sau khi Pháp tiến hành cuộc xâm lược, văn hóa phương Tây tràn nhanh qua Việt Nam, Hán học đến thời kì suy tàn, các nho sĩ thi nhau đem vứt bút lông chuyển sang dùng bút sắt. Do đó, các kì thi truyền thống không còn giữ được sự nghiêm túc, khắt khe như trước, thay vào đó là sự bát nháo, hỗn độn.
Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này.
Bạn xem chi tiết 💛 Vịnh Khoa Thi Hương 💛 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Nội Dung Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Gửi đến bạn nội dung bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu sau đây. Mời bạn tham khảo.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Tác giả: Trần Tế Xương
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!
Ý Nghĩa Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Chúc Tết Của Tú Xương [Tuyển Tập Những Bài Hay Nhất]
Đọc Hiểu Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Bạn xem thêm đọc hiểu bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.
👉Câu 1: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.
Đáp án:
– Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:
- Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”.
- “Ậm oẹ” nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”.
👉Câu 2: Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?
Đáp án:
- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng: quan trường/ sĩ tử/ những người tài giỏi khác trong thời đại ấy/ mọi người Việt Nam có lương tri, biết trăn trở trước tình cảm của dân tộc.
- Thái độ: Vừa chế giễu (giễu tài năng của “nhân tài đất Bắc” rởm, giễu những người đã quay lưng lại với tình cảnh của dân tộc) vừa là lời tâm sự, nhắn nhủ xót xa (xót xa cho vận mệnh nước nhà) của tác giả.
👉Câu 3: Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?
Đáp án:
Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sĩ tử. Vì: Sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức. Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhô’ nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa.
👉Câu 4: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?
Đáp án:
- Phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng của sĩ tử và quan trường.
- Thể hiện tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước.
Xem thêm chùm 🌿Các Bài Thơ Tú Xương Viết Về Vợ Hay Nhất 🌿
Giá Trị Nghệ Thuật Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Sau đây là giá trị nghệ thuật lễ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc.
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ.
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
Bố Cục Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Bạn chưa biết bố cục bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu chia làm mấy phần thì hãy xem ngay bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé.
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Hai câu thơ đầu. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.
- Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo. Cảnh trường thi trong thực tế.
- Phần 3. Hai câu thơ còn lại. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ.
Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🌷Thương Vợ [Tú Xương] 🌷 đầy đủ nhất
Dàn Ý Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Chia sẻ thêm cho các bạn đọc dàn ý Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu cho những bạn nào cần sau đây.
Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Cảm nhận đánh giá chung về bài thơ và nêu 2 câu thơ sẽ phân tích trong bài.
Thân bài
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Phân tích 2 câu thơ có sử dụng phép đối diễn tả “Cảnh trường thi trong thực tế”:
+ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”: gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài.
=> Từ đó cho thấy cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ. Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
– Thái độ tâm trạng của nhà thơ:
+ Sử dụng phép đối để diễn tả rõ nét hơn sự suy thoái của nền giáo dục – xã hội nước nhà không còn giữ được những quy cách cũ như trước.
+ Tâm trạng, thái độ: sự tủi nhục, xót xa trước thực tại của nhà thơ.
Kết bài
– Khẳng định giá trị của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Giới thiệu bài 🔰 Văn Tế Sống Vợ của Trần Tế Xương🔰
Sơ Đồ Tư Duy Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Bạn xem thêm sơ đồ tư duy Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu dưới đây nhé.
Soạn Bài Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Thohay.vn hướng dẫn cho các bạn đọc cách soạn bài Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu sau đây.
👉Câu hỏi 1: Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
Đáp án: Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và nhân dân.
👉Câu 2. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?
Đáp án: Hai câu đề trong tác phẩm nhằm lên án, phơi bày cả sự đổ nát của kì thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.
👉Câu 3: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.
Đáp án:
– Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.
– Tác dụng:
- Thể hiện vẻ nhếch nhác, không gọn gàng, không đúng tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
- Làm nổi bật đối tượng người coi thi không đúng chuẩn mực: nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng
👉Câu 4. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đâm?
Đáp án:
- Quan sứ: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến” cho thấy sự đón tiếp trọng thể
- Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương.
- Nghệ thuật đối “lọng – váy, trời – đất, quan sứ – mụ đầm” nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.
Chia sẻ bạn bài thơ 💛 Vịnh Cây Vông 💛 Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích Bài Thơ
Giáo Án Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Bạn chưa biết cách soạn giáo án Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Cảm nhận được nỗi lòng đau đớn, chua xót của nhà thơ Trần Tế Xương trước hiện thực đất nước.
– Hiểu được thái độ châm biếm, đả kích của Trần Tế Xương.
– Nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Trần tế Xương.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản thơ Đường luật.
3. Về phẩm chất
– Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
+ Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
+ Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài làm quan giúp vua , giúp nước. Bấy giờ nước ta bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lễ cũ vì thế đã nhiều nhà thơ đã bày tỏ tấm lòng đau xót của mình trước thực trạng thi cử của đất nước. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương là một bài thơ như thế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Trần Tế Xương và văn bản.c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Trần Tế Xương (HS đã chuẩn bị ở nhà). – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo – GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét và đưa ra kết luận. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. – GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Cho biết thể loại của văn bản? + Đề tài+ Nhan đề + Bố cục – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương. – Trần Tế Xương sáng tác nhiều thơ Nôm. Thơ của ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. – Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, Sông Lấp,… 2. Tác giả – Thể loại: Thất ngôn bát cú – Đề tài: Thi cử – Nhan đề: Bài thơ còn có một tên gọi khác Vịnh khoa thi hương. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời. – Bố cục: 4 phần: Đề – thực – luận – kết |
Bạn xem thêm ❤️️ Bánh Trôi Nước (Hồ Xuân Hương) ❤️️ Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích
10+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Hay Nhất
Tổng hợp cho các bạn 10+ mẫu phân tích bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu hay nhất mà chúng tôi chia sẻ tại bài viết sau đây.
Phân Tích Thơ Trào Phúng Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu
Tú Xương là một nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của tác giả.
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu – có thật trong lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng thực dân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội, cho bỏ trường thi ở Hà Nội. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” – những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.
“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây – “cờ kéo rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến.
Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ.
Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Gửi cho bạn các thông tin về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm
Phân Tích Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Ngắn Gọn
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của nhà thơ Tú Xương. Bài thơ còn có tên gọi khác là “Vịnh khoa thi Hương”. Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trong xã hội phong kiến, việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng từ lúc thực dân Pháp nắm quyền, trường thi ở Hà Nội đã bị bỏ. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa”.
Hai câu luận tiếp tục tô đậm sự nhố nhăng của trường thi bằng việc khắc họa hình ảnh quan sứ và mụ đầm:
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Việc tiếp đón những kẻ cướp nước chẳng biết lúc nào lại trở nên trang trọng nhưng khôi hài như vậy. Đặc biệt hơn cả là việc tác giả miêu tả hình ảnh mụ đầm. Theo quan điểm lễ giáo phong kiến thì trọng nam khinh nữ. Phụ nữ không được những nơi trang nghiêm như trường thi. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” khiến ta thêm nức cười đó mà cũng thật xót xa. Xã hội phong kiến đã suy tàn, thoái hóa đến mức nào.
Hai câu thơ cuối là lời bộc tâm trạng của tác giả về cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Tú Xương đã sử dụng câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Đọc thêm 🌿Thơ Phạm Tiến Duật 🌿Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ
Phân Tích Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Lớp 8 Hay
Nhà thơ Trần Tế Xương còn được biết đến với bút danh Tú Xương là một nhà thơ nổi tiếng có nhiều bài thơ trào phúng hay. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội. Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Bài thơ tiêu biểu cho ngôn ngữ trào phúng giọng điệu châm biếm sâu cay để châm biếm, lên án cái xã hội với cái văn hóa lai căng đương thời. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu sáng tác để vừa tái hiện cảnh cảnh “nhập trường”, vừa tái hiện cảnh “lễ xướng danh”, khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định.
Bài thơ đã vẽ lên một cách sống động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chướng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bước đầu được xác lập ở nước ta qua cảnh trường thi, khoa thi.
Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu nét mới của khoa thi Đinh Dậu:
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Vốn dĩ, việc thi cử ngày xưa được nhà vua tổ chức nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa”. Tuy nhiên, câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
Trước đây, ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” – trường thi ở Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng sau khi thực dân Pháp đô hộ, trường thi ở Hà Nội đã bị bãi bỏ, các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX. Mà về sau, việc tổ chức thi cử còn thực hiện không thường xuyên. Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng về cuộc thi này.
Tiếp đến, hai câu thực miêu tả cảnh xướng danh chốn Quan trường đầy khôi hài, nhếch nhác, hài hước, nực cười:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, xấu xí, nhếch nhác. Vai đeo lủng củng lọ mực, lọ đựng nước uống trong ngày thi trông như đi làm ăn, đi kiếm kế sinh nhai, đi tứ xứ chứ không phải đi thi.
Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai chữ “lôi thôi” không chỉ làm sĩ tử không còn mang vẻ nho nhã của những người thuộc tầng lớp trí thức mà còn chứng tỏ cảnh hỗn loạn, khó coi của chốn quan trường.
Không chỉ thế, cảnh trường thi lúc này cũng không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên lộn xộn, ồn ào, nhốn nháo, ầm ĩ chẳng khác nào cảnh họp chợ hỗn loạn. Vì thế, quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa”. Lời thơ đã vẽ thêm 1 nét về thực trạng trường thi bấy giờ, đến cả những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Cấu trúc câu thơ đảo ngữ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa” nạt nộ, quát tháo trong khung cảnh nhốn háo. Bức tranh biếm họa độc đáo này gợi lại cảnh thối nát của chế độ phong kiến ở nước ta khi đó. Lời thơ không chỉ sự phê phán sâu sắc đối với thực dân Pháp và chính quyền bộ máy quản lí nhà nước nà còn ám chỉ sự suy tàn của chế độ phong kiến khi đó.
Nét biếm họa về chốn quan trường còn hài hước, sâu cay hơn ở sự xuất hiện của ông Tây và mụ đầm trong cảnh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” :
Cờ cắm rợp trời, quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ ăn cướp đất nước ta, đang đè đầu cưỡi cổ ta – nhưng lại có một nghi lễ cực kì hoành tráng. Điều đó tạo ra một hình ảnh ấn tượng về sự tráng lệ và long trọng của cuộc thi cử năm Đinh Dậu. Từ “lọng” vừa chỉ ra sự xa hoa và rộng lớn, “rợp trời” biểu thị sự quyền uy và tôn nghiêm của triều đình ta khi đón tiếp quan sứ Pháp. Câu thơ ẩn chúa nỗi đau mất nước.
Hơn thế từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà giờ đây lại có sự xuất hiện của người phụ nữ mặc váy lê quét đất đi dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn.
Nghệ thuật đảo ngữ đã chuyển sự long trọng thành sự hài hước. Hơn thế, “cờ” (che đầu quan sứ) đối với “váy” (bà đầm) càng hạ nhục bọn thực dân xâm lược. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm quết liệt, sâu cay về sự thay đổi, mất điểm trọng đại trong chốn thi cử và phê phán thực trạng xã hội xuống cấp tại thời điểm đó.
Chia sẻ bạn 10+ mẫu 👉 Phân Tích Thơ Trào Phúng Hay
Phân Tích Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Dài Nhất
Sinh ra và lớn lên trong buổi đất nước ta gặp cơn sóng dữ của thời đại đến từ phương Tây, khiến cho thuần phong mĩ tục của một nước thuần phong kiến được xây dựng cả ngàn năm bị rung chuyển. Trần Tế Xương đã xuất sắc biến ngòi bút của mình thành thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ chút nào đó nền văn hóa truyền thống dân tộc.
Ông đã chọn cách biến bút pháp của mình thành bút pháp trào phúng, để châm biếm, lên án cái xã hội với cái văn hóa lai căng đương thời. Điều đó đã thể hiện rõ nét qua tác phẩm thơ nổi tiếng của ông “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
Câu thơ đầu tiên, Tế Xương khẳng định sự quý trọng, hiếm hoi của khoa thi – ước mơ của bao sĩ tử nước ta lúc bấy giờ:
“Nhà nước ba năm mở một khoa”
Ba năm một lần, khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước được mở ra cho các thanh niên tài tử muốn đem tri thức ra để giúp nước giúp đời có cơ hội thể hiện mình.
Trong bề dày lịch sử gần một ngàn năm phong kiến, đây vẫn là con đường tiến thân lập nghiệp quen thuộc của những sĩ tử “bụng đầy chữ thánh Hiền”. Sự trang trọng, quy mô của sự kiện này là không phải bàn cãi. Thế nhưng, khoa thi mà nhà thơ miêu tả lại của năm Canh Dậu, lại có gì đó thật khác, thật kì lạ:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Từ “lẫn” gợi sự lẫn lộn, thiếu rành rọt, rõ ràng, thiếu sự nghiêm túc, trang nghiêm. Tựa như người dân ta vẫn dùng từ lẫn cho mớ rau, mớ vải. Nay nhà thơ lại sử dụng cho các sĩ tử đến từ những nơi chuyên đào tạo nhân tài. Sĩ tử nơi này lẫn với sĩ tử nơi kia.
Cách dùng này khiến các nhân tài nước Nam ta trở nên kém phần quan trọng, trở nên tầm thường như mớ ra, mớ vải ở ngoài chợ. Nhưng vì sao tác giả lại tả về các đồng môn bằng sắc thái đó? Điều này đã thể hiện rõ ở ngay hai câu thơ sau:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”
Tính từ “lôi thôi’ được đưa lên ngay đầu câu bằng thủ pháp đảo ngữ, nhằm nhấn mạnh dáng vẻ thiếu nghiêm túc, đứng đắn của các vị sĩ tử. Đến với hội thi ba năm mới mở một lần, các hiền tài đến từ các vùng miền chuẩn bị cho bản thân một dáng vẻ lôi thôi thì thật đáng buồn và chê trách.
Sự xuất hiện của những lọ nước khoác trên vai, khiến họ càng thêm ì ạch, di chuyển lạch bạch. Dáng vẻ của những bậc nam nhi lòng mang chí lớn, mà lại luộm thuộm, lôi thôi chẳng khác gì người dân buôn bán mưu sinh ngoài chợ. Cũng bởi vậy, mà nhà thơ lại dùng từ lẫn khi khắc họa trưởng thi năm Canh Dần.
Nổi bật hơn cả thí sinh, chính là những vị quan lớn, bộ mặt của triều đình, của chính quyền trong trường thi:
“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Quan trường – người đứng đầu khoa thi xuất hiện với âm thanh “ậm ọe”. Một lần nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đảo ngữ để thể hiện sự châm biếm sâu sắc với dáng vẻ của một vị quan lớn. Ậm ọe là âm thanh nạt nộ, hăm dọa.
Một vị quan lớn, mà xuất hiện bằng cái âm thanh chua chát đi đằng trước, thật thiếu đi sự oai nghiêm cần có. Ông ta đến trường thi để trông thi – quản lí những sĩ tử bụng đầy kinh thư. Vậy mà lại phải hăm dọa, phải nạt nộ.
Hình ảnh đó đã gián tiếp khẳng định sự lộn xộn trong tác phong của các sĩ tử. Rõ là người có học thức, mà hành động thì nhếch nhác, chẳng có chút gì nho nhã. Xứng với các sĩ tử đó, là một viên quan coi thi “to mồm gào rống” như đang giải tán đám đông ở chợ.
Sự phối hợp nhịp nhàng của hai nhóm người đó “giúp” cho trưởng thi mất hẳn sự nghiêm trang, trịnh trọng cần có. Bối cảnh trưởng thi cũng nhở vậy mà trở thành một bức tranh lộn xộn, nhếch nhác đến không thể nhìn thẳng.
Sự châm biếm của nhà thơ chẳng hề dừng lại ở đó. Bởi ngay sau quan trường là sự xuất hiện của quan sứ và mụ đầm. Đây là hai nhân tố rất mới – đại diện cho hơi thở của văn hóa phương Tây đang xâm lấn nghiêm trọng.
Họ xuất hiện một cách hiên ngang giữa trường thi – đất học linh thiêng của văn hóa phong kiến. Sự xuất hiện ấy thật kệch cỡm và nhố nhăng với lọng che rợp trời và vạt váy dài lê quét đất. Trường thi vốn là nơi linh thiêng, mang ý nghĩa văn hóa, chính trị quan trọng của cả một dân tộc vậy mà nay lại trở thành sân chơi cho những kẻ hợm hĩnh, kệch cỡm của nước ngoài.
Họ mang theo thứ văn hóa lai căng đó vào làm cả cái trường thi vốn đã lộn xộn, nhếch nhác về hình thức, nay bỗng trở thêm càng lẫn lộn, nhố nhăng về ý nghĩa, bản chất.
Điều đó khiến một sĩ tử chân chính với lòng khát cầu giúp nước cứu dân như Tế Xương vô cùng đau lòng. Là một sĩ tử đi qua nhiều cuộc thi, từ thời các khoa thi vẫn vô cùng trang nghiêm, cho đến dáng vẻ kệch cỡm hiện nay, làm sao mà không đau lòng được.
Có thể nói, chính ông đã nhận ra và cảm nhận sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống đáy vực của nền thi cử nước nhà sâu sắc hơn bất kì ai. Cũng bởi vậy, mà nhờ thơ cay đắng thốt lên rằng:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!”
Đây là lời than thở đầy xót xa, tủi nhục, cay đắng và cũng vô cùng bất lực của chính nhà thơ. Nhân tài đất Bắc từng là những ông nghè, ông cống, những người có tài có chữ. Tuy có thể nghèo về vật chất nhưng luôn giàu chữ nghĩa, giàu lòng tự tôn, giàu tinh thần dân tộc. Ấy vậy mà giờ đây, ngay giữa Thăng Long ngàn năm văn hiến, ngay giữa trưởng thi – nơi hội thụ hiền tài cho đất nước lại trở thành nơi cho thứ văn hóa lai căng, kệch cỡm chiếm cứ.
Từ phiếm chỉ “nào ai đó” đã hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là những nhân tài đất Bắc chân chính, còn giữ tấm lòng vì nước vì dân, còn biết xấu hổ trước cảnh nước nhà bị đô hộ, biết nhục nhã trước cảnh văn hóa dân tộc bị văn hóa phương Tây làm nhơ nhuốc. Động từ “ngoảnh cổ” được đưa lên đầu câu thơ, nhấn mạnh một cách dứt khoát của điều nên làm.
Đó không chỉ là cái quay đầu của một bộ phận cơ thể, mà là sự nhìn về quá khứ, nhìn về lịch sử nghìn năm văn hiến huy hoàng của dân tộc. Để thấy được cái dáng vẻ kệch cỡm, nhếch nhác của hiện tại. Hành động ngoảnh cổ, là hành động chỉ xoay phần đầu, còn cơ thể thì giữ nguyên.
Chi tiết đó cho thấy sự mắc kẹt ở hiện tại đau khổ, bẽ bàng của Tế Xương – một sĩ tử đương thời. Ông không cam tâm, ông không chấp nhận trở thành một trong những kẻ lôi thôi, nhục nhã ở ngoài đó. Chính vì vậy, Tế Xương đã khắc họa lại cảnh khoa thi năm Đinh Dậu với giọng điệu châm biếm sâu cay.
Ngôn ngữ trào phúng của Tế Xương không trữ tình như của Hồ Chí Minh, mà vô cùng sắc bén, góc cạnh. Ông đay nghiến những cái kệch cỡm, lai căng, nhếch nhác của hiện thực, để thể hiện trực tiếp thái độ của mình. Không chỉ trào phúng người, Tế Xương còn tự trào chính mình.
Trào một sĩ tử chẳng thể làm gì giúp ích cho đời, chẳng thể nào xoay chuyển càn không, khôi phục cảnh huy hoàng trong quá khứ. Hiện thực nhố nhăng, nhốn nháo của trường thi mà Tế Xương tham gia đã toát lên những cay đắng, tủi nhục chất chứa như núi trong lòng nhà thơ. Đó chính là cách mà Trần Tế Xương thể hiện nỗi lòng và hồn thơ trào phúng của mình vào “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
Gửi đến bạn 💚 Ông Phỗng Đá (Nguyễn Khuyến) 💚 Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích
Phân Tích Bài Thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Học Sinh Giỏi
Tú Xương là một nhà thơ có rất nhiều tác phẩm được yêu thích. Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một ví dụ điển hình về sự trào phúng của ông. Trong bài thơ này, ông đã bắt đầu bằng cách mô tả về khoa thi Đinh Dậu, một sự kiện có thực trong quá khứ lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trong bối cảnh thực dân Pháp chiếm đóng và kiểm soát chính quyền, việc tổ chức thi cử đã trở nên phức tạp hơn. Mặc dù vẫn tuân theo lộ trình truyền thống “ba năm mở một khoa” cho thi chữ Hán, nhưng quy trình đã trở nên lộn xộn hơn khi “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
Trong khu vực Bắc Kì, trước đây có hai trường thi: trường Nam Định và trường Hà Nội. Nhưng do sự can thiệp của Pháp, trường thi ở Hà Nội đã bị loại bỏ. Điều này dẫn đến việc các sĩ tử từ Hà Nội phải thi cùng với các sĩ tử ở trường Nam Định. Đến phần tiếp theo của đoạn văn, mô tả về cảnh mở cửa trường và lễ xướng danh đã mang đến những tình huống khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” thường là những người ở tầng lớp trí thức của xã hội phong kiến và thường có phong cách lịch sự khi viết văn. Tuy nhiên, trong đoạn văn này, hình ảnh của họ lại trở nên thô lỗ và thiếu tôn trọng. Việc sử dụng biện pháp ngôn ngữ đặc biệt, như việc đặt từ “lôi thôi” ở đầu câu thơ, đã tạo ra một ấn tượng đáng nhớ.
Thêm vào đó, không gian trường thi không còn mang đậm bầu không khí tôn nghiêm mà lại như một bản giao hưởng ồn ào, như một chợ sầm uất, khiến người theo dõi cảm thấy vừa mỉa mai vừa đau lòng trước tình hình của đất nước thời đó.
“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kỳ thi quan trọng của đất nước, nhưng hình ảnh mà đoạn văn mô tả – “cờ kéo rợp trời” – cho thấy sự long trọng trong việc đón tiếp “quan sứ,” những người được coi là lũ cướp nước. Không chỉ thế, trường thi từ lâu đã là biểu tượng của sự trang trọng và nghiêm túc, với phong tục phụ nam tránh nữ.
Tuy nhiên, giờ đây, hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” xuất hiện, làm tăng thêm sự hài hước. Qua chi tiết này, chúng ta có thể nhìn thấy sự suy thoái và hạn chế của đất nước trong thời điểm đó. Cuối cùng, tác giả đã tỏ ra rõ ràng về tâm trạng của mình trước tình cảnh đó:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” không phải để tìm kiếm câu trả lời. Đó là một lời nhắc nhở cho các sĩ tử về nỗi đau mất nước. Khi kẻ thù vẫn còn tồn tại, thì việc theo đuổi danh vọng trong kỳ thi này còn ý nghĩa gì nữa?
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” đã mô tả một bức tranh trường thi rối bời, từ đó đẩy mạnh sự châm biếm về tình hình đất nước bị xâm lược trong bối cảnh thời đại hỗn tạp giữa phong kiến và thực dân.
Chia sẻ cho bạn đọc bài thơ🌱 Câu Cá Mùa Thu 🌱 Nội Dung, Nghệ Thuật
Phân Tích Tác Phẩm Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Chọn Lọc
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” được viết vào năm 1897, nằm trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu áp lực từ thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ. Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương, là một nhà thơ nổi tiếng thời đó, người đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội.
Bài thơ bắt đầu với hai câu đề mở: “Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.” Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX, khi việc tổ chức thi cử là một thứ quyền lợi của nhà nước, và việc thi đỗ được thực hiện không thường xuyên.
Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng và khắc nghiệt về cuộc thi này. Ông miêu tả hình ảnh các sĩ tử “lôi thôi” và “Ậm ọe,” họ không còn mang vẻ nho nhã của những người thuộc tầng lớp trí thức mà trở nên hỗn loạn và đánh bại.
Bài thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với thực dân Pháp và chính quyền bộ máy quản lí nhà tù, qua việc miêu tả những quan lại như ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng trong tình trạng thối nát, tham nhũng, và tận dụng tình hình để đánh bạc hoặc tiêu biểu cho các vấn đề trong xã hội phong kiến đói khát và hỗn loạn.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương, hay Tú Xương, đã sử dụng hai bức tranh biếm hoạ để thể hiện sự châm biếm và phê phán đối với cuộc thi cử và thực trạng xã hội tại thời điểm đó. Dòng đầu tiên của bức tranh miêu tả việc “lọng cắm rợp trời” cho quan sứ đến, tạo ra một hình ảnh ấn tượng về sự tráng lệ và long trọng của cuộc thi cử.
Từ “lọng” chỉ ra sự xa hoa và rộng lớn, “rợp trời” biểu thị sự quyền uy và tôn nghiêm. Tuy nhiên, điều thú vị là ngay sau đó, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để đảo ngữ và chuyển sự long trọng thành sự hài hước khi miêu tả “váy lê quét đất” và “mụ đầm ra.”
Hình ảnh của người phụ nữ mặc váy dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm về sự thay đổi và mất điểm trọng đại trong cuộc thi cử.
Câu hỏi “Nhân tài đất Bắc nào ai đó?” phản ánh sự thất vọng và niềm đau của tác giả đối với cuộc thi cử và tình hình đất nước. Tác giả đặt câu hỏi này để nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thống trị của thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến, việc tìm kiếm nhân tài và phục dựng đất nước đã trở nên quá khó khăn.
Sự kỳ vọng vào những tài năng của đất Bắc đã biến mất, và cuộc thi cử đã trở thành một trò cười với tất cả những điều không tương xứng và thất thường trong nó.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương đã tạo ra một bức tranh hài hước và châm biếm về cuộc thi cử và tình hình xã hội thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Sự đảo ngữ trong miêu tả và câu hỏi đầy ý nghĩa đã làm nổi bật tiếng cười chua chát và xót xa của tác giả đối với cảnh ngộ của đất nước.
Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh sống động về thời đại đầy biến động và xúc cảm.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, mà còn là một phản ánh sâu sắc về xã hội thực dân nửa phong kiến và thực trạng của cuộc thi cử. Nó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và cách nhà thơ sử dụng văn học để thể hiện quan điểm và phản đối sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến.
Bài thơ này đã tạo ra một tiếng cười chua chát, mở ra một cái nhìn sâu sắc vào xã hội thời đó và tiếng lời phê phán thậm chí còn rõ ràng hơn nếu ta cùng nhìn vào những hệ quả xã hội khó khăn mà bài thơ đã nêu lên.
Đọc thêm 🌿Thơ Bằng Việt 🌿Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất
Phân Tích Tác Phẩm Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Ấn Tượng
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương là một tác phẩm văn học trào phúng nổi tiếng trong thời kỳ thức dân nửa phong kiến. Bài thơ được viết vào năm 1897, trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu áp lực từ thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ.
Một trong những chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ là câu “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”. Chi tiết này miêu tả hình ảnh các sĩ tử đeo lọ trên vai, ôm ấp quan trường và miệng thét loa.
Đây là một hình ảnh trào phúng, biểu hiện sự châm chọc và mỉa mai đối với cuộc thi cử và chế độ thi cử phong kiến. Trong thời đại đó, cuộc thi cử được coi là một cách duy nhất để thăng tiến xã hội và đạt được danh hiệu cao quý. Tuy nhiên, bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” đã lồng ghép những hình ảnh trào phúng để chỉ ra sự nhốn nháo, lố lăng và vô nghĩa của cuộc thi cử.
Việc đeo lọ trên vai và ôm ấp quan trường được miêu tả như một hành động vô nghĩa và không có giá trị thực tế. Bằng cách sử dụng hình ảnh trào phúng này, nhà thơ Trần Tế Xương đã khắc họa một cách hài hước và châm biếm khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Đồng thời, chi tiết này cũng gợi lên sự tiếc khóc cho tình cảnh đất nước lúc bấy giờ. Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu và bút pháp trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” đã bộc lộ tài hoa của một hồn thơ lỗi lạc. Như lời ngợi ca của Yên Đổ: “Kia ai chín suối xương không nát, Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”.
Bài thơ này không chỉ mang tính chất trào phúng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đáng ngưỡng mộ, góp phần khắc họa và phản ánh sâu sắc về xã hội thực dân nửa phong kiến và cuộc thi cử trong thời kỳ đó.
Chia sẻ bạn 💕 Bài Thơ Thói Đời Của Tú Xương 💕 Nội Dung, Phân Tích
Phân Tích Tác Phẩm Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Nâng Cao
Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương là một nhà thơ khá nổi tiếng. Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng. Nổi bật trong mảng thơ trào phúng có thể kể đến bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Từ khoa thi Bính Tuất (1886), do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hương Hà Nội bị bãi bỏ. Thực dân Pháp lo sợ sự bất bình của dân chúng nên đã tổ chức thi chung trường thi Hương Hà Nội với trường Nam Định (Nam Định), gọi chung là là trường Hà – Nam.
Bài thơ được sáng tác trong thời gian Tú Xương tham dự kì thi Hương tại trường thi Hà – Nam. Vợ chồng viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) và vợ chồng viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng (Le Normand) có tới dự lễ xướng danh (ngày 27/12/1897).
Hai câu thơ mở đầu, tác giả Tú Xương đã giới thiệu khái quát về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
“Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định. Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Tiếp đến là khung cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên cũng vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác.
Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa” – nhốn nháo không khác gì nơi chợ búa. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng phản ánh được hiện thực đất nước lúc bấy giờ.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tính trào phúng còn được đẩy lên khi tác giả miêu tả hình ảnh của “quan sứ” và “mụ đầm”. Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước nhưng hình ảnh xuất hiện lại thật khôi hài, nhố nhăng – “cờ kéo rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến.
Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ. Tiếng cười trước cảnh tượng lố lăng nơi trường thi nhưng cũng là tiếc khóc cho cảnh ngộ mất nước lúc bấy giờ.
Hai câu cuối bộc lộ nỗi xót xa trước cảnh ngộ mất nước của tác giả Tú Xương:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Ở đây, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Đó là nỗi nhục nhã, đau đớn vô cùng của một con người yêu nước.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tú Xương, khắc họa được cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ cũng như bộc lộ nỗi niềm đau đớn, xót xa của tác giả trước cảnh ngộ đó.
Chia sẻ bạn 💕 Tự Trào của Nguyễn Khuyến 💕 Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích
Phân Tích Tác Phẩm Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Ngắn
Nhà thơ Tú Xương có nhiều bài thơ trào phúng hay. Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm khá tiêu biểu. Với bài thơ, tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định. Hai câu đề nói về nét mới của khoa thi:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trước đây, việc thi cử do triều đình tổ chức nhằm mục đích kén chọn nhân tài ra làm quan để giúp vua, giúp nước. Trong hoàn cảnh bấy giờ, nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa”.
Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Trước đây, ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở đây đã bị bãi bỏ. Nên các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh đặc sắc mà cũng đầy khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” – những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Ở hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm:
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười.
Cuối cùng, hai câu thơ cuối bộc lộ một niềm cay đắng, xót xa cho cảnh ngộ đất nước:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Qua đó, tác giả bộc lộ sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nhà.
Như vậy, bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước.
Chia sẻ các thông tin chi tiết về🌿 Thơ Nguyễn Lãm Thắng 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm
Phân Tích Tác Phẩm Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu Chi Tiết
Trần Tế Xương, được biết đến với bút danh Tú Xương, là một nhà thơ danh tiếng với sự nổi bật trong hai lĩnh vực trữ tình và trào phúng. Một trong những tác phẩm đáng chú ý của ông trong lĩnh vực trào phúng là bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
Năm 1886, do việc Pháp chiếm đóng Hà Nội, trường thi Hương Hà Nội đã bị hủy. Lo ngại về phản ứng của dân chúng, Pháp đã quyết định tổ chức thi kết hợp giữa trường thi Hương Hà Nội và trường Nam Định, được biết đến với tên gọi là trường Hà – Nam.
Bài thơ trên được Tú Xương sáng tác trong thời gian ông tham gia kỳ thi này. Dự lễ xướng danh vào ngày 27/12/1897 có sự hiện diện của vợ chồng Paul Doumer – Thống đốc Đông Dương và vợ chồng Lơ Noóc-măng – đại diện cho Nam Định.
Để mở đầu, Tú Xương đã trình bày một số nét chính về khoa thi Đinh Dậu thông qua hai câu thơ đầu tiên:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
“Trường Nam” ở Nam Định và “trường Hà” ở Hà Nội là hai trong số những trường thi Hương nổi tiếng ở Bắc kì trong quá khứ. Tuy nhiên, sau khi Pháp chiếm lĩnh Hà Nội, trường thi ở đây đã bị loại bỏ, khiến cho các thí sinh tại Hà Nội buộc phải dự thi tại trường Nam Định. Từ “lẫn” đã phản ánh một không gian hỗn độn, mất mát trang trọng của kì thi Hương. Sau đó, việc nhập trường và lễ xướng danh diễn ra trong một bầu không khí đầy khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
Thuật ngữ “sĩ tử” thường được sử dụng để mô tả những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo đuổi nghệ thuật và văn chương. Thường thì họ được mô tả như những người có phong thái lịch lãm và điềm tĩnh.
Tuy nhiên, trong bài thơ này, hình ảnh “sĩ tử” lại được mô tả với vẻ lôi thôi và nhếch nhác. Trường thi, nơi thường trang nghiêm, giờ đây lại trở thành một cảnh như hội chợ, với viên quan “ậm oẹ” và “thét loa”, tạo nên một bối cảnh nhố nhăng không khác gì chợ địa phương. Chi tiết này, tuy nhỏ, nhưng lại phản ánh chân thực về tình hình xã hội vào thời điểm đó.
Tính trào phúng tiếp tục được thể hiện khi tác giả mô tả “quan sứ” và “mụ đầm”. Dù đây là một kì thi quan trọng của đất nước, nhưng hình ảnh được mô tả lại là hài hước và nhố nhăng, đặc biệt là cảnh đón tiếp “quan sứ” với “cờ kéo rợp trời”, như lễ đón tiếp lũ cướp nước với sự long trọng.
Thêm vào đó, chốn trường thi, thường được xem là nơi tôn nghiêm và lễ giáo, lại xuất hiện hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất”, tăng thêm sự hài hước và góp phần làm nổi bật sự suy thoái của đất nước vào thời điểm đó.
Hai câu cuối của bài thơ là nơi tác giả bộc lộ nỗi đau xót trước tình trạng mất nước của đất nước, tạo nên sự hài hước và tiếc nuối đan xen:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Tại đây, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một cách để đánh thức nhận thức của các sĩ tử về sự nhục nhã và đau đớn của việc mất nước. Trong bối cảnh kẻ thù xâm lược vẫn tồn tại, ý nghĩa của việc theo đuổi công danh trở nên mơ hồ và không còn ý nghĩa.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” không chỉ là một tác phẩm phản ánh chân thực về tình hình đất nước vào thời điểm đó, mà còn là biểu hiện của phong cách sáng tác độc đáo của Tú Xương. Tác phẩm này không chỉ mô tả khắc nghiệt về tình trạng xã hội mà còn truyền đạt được cảm xúc đau đớn và xót xa của tác giả trước tình hình của đất nước.
Đọc hiểu tác phẩm ➡️Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến]⬅️ Nội Dung, Phân Tích