Thơ Hiện Đại Lớp 9: Thống Kê Các Tác Phẩm + Sơ Đồ Tư Duy + Giáo Án

Thơ Hiện Đại Lớp 9 ❤️️ Thống Kê Các Tác Phẩm, Sơ Đồ Tư Duy, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Sơ Đồ Tư Duy, Giáo Án Ôn Tập Thơ Hiện Đại Cụ Thể.

Những Bài Thơ Hiện Đại Lớp 9

Chương trình ngữ văn 9 có nhiều bài thơ hiện đại rất hay, rất nổi tiếng. Dưới đây là những bài thơ hiện đại lớp 9 được phân theo kỳ 1 và kỳ 2 chi tiết:

Thơ Hiện Đại Lớp 9 Kỳ 1

Đồng chí
Tác giả: Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tác giả: Phạm Tiến Duật

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Đoàn thuyền đánh cá
Tác giả: Huy Cận

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Bếp lửa
Tác giả: Bằng Việt

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do…

Ánh trăng
Tác giả: Nguyễn Duy

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Thơ Hiện Đại Lớp 9 Kỳ 2

Viếng lăng Bác
Tác giả: Viễn Phương

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả: Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Con cò
Tác giả: Chế Lan Viên

I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

III
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

Nói với con
Tác giả: Y Phương

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Sang thu
Tác giả: Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Tổng kết🌱Thơ Lớp 9 Hay🌱Bên Cạnh Chùm Thơ Hiện Đại Lớp 9

Bảng Thống Kê Các Bài Thơ Hiện Đại Lớp 9

Bảng thống kê các bài thơ dưới đây sẽ giúp bạn tổng kết thơ hiện đại lớp 9 dễ dàng hơn. Tham khảo ngay nhé!

STTTên bài thơTác giảNăm sáng tácThể thơTóm tắt nội dungĐặc sắc nghệ thuật
1Đồng chíChính Hữu1948Tự doBài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thiêng liêng của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.– Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tổ hiện thực và lãng mạn.
– Hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức khái quát.
– Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật1969Tự doTừ hình tượng những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa rõ nét hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, bất chấp khó khăn cùng niềm lạc quan của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.– Chất liệu hiện thực sinh động.
– Hình ảnh thơ độc đáo, đặc sắc.
– Giọng thơ ngang tàn, rất gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn giàu chất thơ.
3Đoàn thuyền đánh cáHuy Cận1958Tự doKhắc họa bức tranh rộng lớn về thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh người lao động hăng say đánh cá, qua đó thể hiện niềm say mê, hứng khởi của tác giả trước thời đại mới.– Cảm hứng vũ trụ, cảm hứng lãng mạn.
– Rất sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
4Bếp lửaBằng Việt1963Tự doBài thơ Bếp lửa là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà của mình. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.– Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng.
– Ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
5Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹNguyễn Khoa Điềm1971Tự doBài thơ bộc lộ tình yêu thương của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.– Âm hưởng khúc hát ru ngọt ngào, nghĩa tình.
– Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru vừa tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng và xoáy sâu vào lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến.
6Ánh trăngNguyễn Duy1978Năm chữBài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.– Giọng thơ mang tính tự bạch, tâm tình, nhỏ nhẹ và chân thành sâu sắc.
– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.
– Ngôn ngữ giản dị nhưng vô cùng hàm sức.
7Viếng lăng bácViễn Phương191976Tám chữBài thơ thể hiện sự xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, niềm tự hào pha lẫn đau xót của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng
– Giọng thiệu tha thiết, trầm buồn
8Mùa xuân nho nhỏThanh Hải1980Năm chữBài thơ chính là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.– Thể thơ 5 chữ, gần với các làn điệu dân ca.
– Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
– Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
– Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.
9Con còChế Lan Viên1962Tự doTừ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.– Vận dụng sáng tạo hình ảnh của ca dao, điệu ru vào trong thơ
– Hình ảnh, biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí.
10Nói với conY PhươngSau 1975Tự doBằng lời trò chuyện với con, người cha muốn con ghi nhớ cội nguồn sinh dưỡng của mình, và lấy quê hương làm điểm tựa tinh thần, sống kiên cường– Bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm.
– Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.
11Sang thuHữu Thỉnh1973Năm chữKhoảnh khắc giao mùa rõ rệt. Sự biến chuyển này được tác giả gợi lên bằng cảm nhận tinh tế. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.Hình ảnh thiên nhiên đất trời sang thu đẹp, ấn tượng, giàu sức biểu cảm.

Trọn bộ 🍃Thơ Hiện Đại Việt Nam 🍃 Chùm Thơ Trữ Tình Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Thơ Hiện Đại Lớp 9

Chia sẻ cho bạn các mẫu sơ đồ tư duy của các bài thơ hiện đại lớp 9, dựa vào đây các bạn học sinh có thể ôn tập nhanh hơn:

Sơ đồ tư duy bài Ánh trăng
Sơ đồ tư duy bài thơ Bếp lửa
Sơ đồ Đồng chí
Sơ đồ tư duy bài thơ Đồng chí
Sơ đồ tư duy bài thơ Sang thu
Sơ đồ tư duy bài Mùa xuân nho nhỏ
Sơ đồ Nói với con
Sơ đồ Nói với con
Sơ đồ tư duy Đoàn thuyền đánh cá
Sơ đồ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Sơ đồ tư duy bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Sơ đồ tư duy Viếng lắng Bác
Sơ đồ tư duy bài Con cò
Sơ đồ tư duy bài thơ Mây và sóng

Ngoài Ôn Tập Thơ Hiện Đại Lớp 9, Chia sẻ thêm cho bạn chùm💜 Thơ Lục Bát Về Học Tập💜Hay nhất

Giáo Án Ôn Tập Thơ Hiện Đại Lớp 9

Gợi ý cách soạn giáo án giảng dạy phần ôn tập thơ hiện đại lớp 9, các giáo viên có thể tham khảo.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

  • 9A:
  • 9B:
  • 9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: Nêu tên các bài thơ đã học trong trong chương trình lớp 9 và tên tác giả ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

Trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta đã học nhiều t/phẩm thơ. Vậy để giúp các em nhớ lại ND chính của từng bài và hệ thống hóa kiến thức theo giai đoạn. Chúng ta cùng nhau đi ôn tập lại qua tiết học hôm nay.

👉HĐ1. HDHS. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại:

TTTên bàiTgiảNămTLĐặc điểm ND TTĐặc sắc NT
1Đồng chíChính Hữu1948Tự doCa ngợi tình đồng chí đồng đội trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ lí tưởng CĐ, tình đồng chí trở thành sức mạnh vẻ đẹp tinh thần của ngừời lính CM.+ Chi tiết hình ảnh ngôn ngữ giản dị chân thực cô đọng giàu sức biểu cảm
2Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật1969Tự do– Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật những hình ảnh người lái xe với tư thế hiên ngang, dũng cảm+ Tứ thơ độc đáo, giọng điệu khoẻ khoắn tự nhiên, lời thơ gần với lời nói.
3Đoàn thuyền đánh cáHuy Cận1958Bảy chữ– Khắc họa những h/ả đẹp, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao đọng trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá → cảm xúc về thiên nhiên, lao động, niềm vui.+ Sử dụng bút pháp lãng mạn với các BPNT đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại
+ Khắc họa những h/ả đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, h/ả người dân và đoàn thuyền đánh cá
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con ngư­ời.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên t­ưởng.
4Bếp lửaBằng Việt1963Kết hợp 7 và 8 chữ– Những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu với bà, với gia đình, với quê hương, đất nước.+ Hình ảnh vừa thực vừa mang tính chất biểu t­ượng (bếp lửa).
+ Miêu tả, tự sự, bình luận. biểu cảm.
+ Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tư­ởng, suy ngẫm
5Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹNguyễn Khoa Điềm19718 chữ– Tình yêu thương con gắn liền tình yêu đất nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà Ôi.+ Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống nh­ư những giai điệu của lời ru, âm hư­ởng của lời ru.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
+ Liên t­ưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tư­ợng.
6Ánh trăngNguyễn Duy19785 chữ– Từ h/ả ánh trăng ở thành phố gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời ngừời lính gắn bó với thiên nhiên đất nước, nhắc nhở sống tình nghĩa, thuỷ chung.+ Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
+ Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là ngừ­ời bạn gắn bó với con ngừời; là biểu tư­ợng cho quá khứ nghĩa tình,cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
7Con còChế Lan Viên1962Tự do– Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với đời sống con người.+Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
+ Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm, triết lí của bài thơ.
+ Xây dựng lên những hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
8Mùa xuân nho nhỏThanh Hải19805 chữ– Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước,ước nguyện chân thành góp mùa xuân của bản thân vào mùa xuân chung.+ Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô…
+ Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
9Viếng lăng BácViễn Phương19768 chữ– Lòng thành kính, xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ.+ Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài
+ Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ hiệu quả
10Sang ThuHữu ChỉnhSau 19755 chữ–  Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.+ Khắc hoạ được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ-thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hoá, phép ẩn dụ.
11Nói với conSau 1975Tự do– Lời trò chuyện của cha với con thể hiện sự gắn bó niềm tự hào quê hương.+ Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
+  Xây dựng các hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
+ Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

👉HĐ2: Phân nhóm tác phẩm:

Phân nhómA. Nội dung chính
Nhóm 1:
? Sắp xếp các tác phẩm thơ theo từng giai đoạn lịch sử ?






Nhóm 2: cho 1 HS lên thuyết trình
? Những điểm chung về chủ đề tình mẹ con trong 3 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng ?
? Những điểm riêng về chủ đề tình mẹ con trong 3 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng ?








Nhóm 3: cho 1 HS lên điều khiển
 
? Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội trong 3 bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng ?













Nhóm 4: cho 1 HS lên điều khiển nhóm
 
? Những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật trong các tác phẩm thơ và tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề, cảm xúc của nhân vật trữ tình, khơi gợi tình cảm ở người đọc được thể hiện như thế nào?
 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (10 phút) lập dàn ý theo yêu cầu sau-> trình bày kết quả thảo luận
1. Sắp xếp  các tác phẩm thơ theo từng giai đoạn lịch sử.
+ 1945 – 1954: giai đoạn kháng chiến chống Pháp
( Đồng chí – 1948)
 + 1954 – 1964: giai đoạn hoà bình (miền Bắc) Đoàn thuyền đánh cá (1958),Con Cò (1962), Bếp lửa (1963).
 + 1964 – 1975: giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971).
 + Sau 1975 – đất nước thống nhất : Viếng lăng Bác (1976), Mùa xuân nho nhỏ (1980),Sang thu, Nói với con.



2. Chủ đề tình mẹ con: những nét chung và riêng trong 3 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng.
* Những điểm chung:
+ Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
+ Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
* Những điểm riêng:
+ Khúc hát ru: sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước   gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà -ôi.
+ Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ ,tình thương con,ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
+ Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên vũ trụ.


3. Hình ảnh người lính và tình đồng chí ,đồng đội trong 3 bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng:
+ Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ, người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội giản dị ,gần gũi, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn.
+ Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
+ Tâm sự của người lính lái xe sau chiến tranh, sống giữa thành phố, trong hoà bình: gợi lại những kỉ niệm gắn bó với thiên nhiên, đất nước với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.


*. Nghệ thuật:
+ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận: bút pháp lãng mạn, so sánh, liên tưởng tưởng tượng bay bổng…
+ Đồng chí – Chính Hữu: bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc…
+ Ánh trăng – Nguyễn Duy: bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát lời tự tình độc thoại ăn năn, ân hận với chính mình…
+ Con cò – Chế Lan Viên: bút pháp dân tộc – hiện đại, phát triển hình ảnh trong ca dao và lời hát ru…
+ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải: bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa…

B. Luyện tập
Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh
1. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.
+  Giới thiệu nội dung của hai khổ thơ cẩn phân tích: tâm trạng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi giao mùa từ hạ sang thu
2.Thân bài: Cảm nhận không gian làng quê sang thu:
– Bỗng, hình như: Tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên chưa chắc chắn
– Những tín hiệu rất đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bác Bộ
+ Hương ổi Phả vào trong gió se
+ “Sương chùng chình”-> nhân hoá
-> Nghệ thuật: sử dụng từ gợi tả, nhân hoá, láy.
Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình mờ ảo, khắc hoạ được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở đồng bằng Bắc Bộ.
=> Cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.
– Những dâu hiệu đặc trưng của mùa hạ sang thu ở mức độ giảm dần bớt dần
 + Sông dềnh dàng+ Chim… vội vã
 + Đám mây vắt nửa mình…
-> Câu thơ hay nhất của cả bài thơ….
-> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy tượng hình, đối lập.
Sự cảm nhận tinh tế, những rung động mãnh liệt của một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết->Bức tranh thu với những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của đoạn thơ…

4. Củng cố, luyện tập:

– Gv hệ thống hóa kiến thức về thơ hiện đại VN ?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

– Chuẩn bị: Ôn tập về thơ (tiếp) trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk.

Đón đọc thêm 🔰Thơ Về Mái Trường Thầy Cô Cấp 2, Cấp 3🔰 Bên Cạnh Ôn Tập Thơ Hiện Đại Lớp 9

Viết một bình luận