20+ Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật

Tổng hợp 20+ mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật hay giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, rèn luyện cho bài văn kể chuyện.

NỘI DUNG CHÍNH

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Nhân Vật Là Gì?

Kể lại truyện cổ tích bằng lời nhân vật là một phương pháp kể chuyện trong đó người kể nhập vai vào các nhân vật trong câu chuyện để kể lại những sự kiện và diễn biến xảy ra trong truyện. Cách kể này giúp người nghe hoặc người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật, đồng thời tạo ra một không gian sống động và gần gũi hơn với câu chuyện.

Gợi ý 🔽 Viết Bài Văn Kể Lại Một Trải Nghiệm Của Em Lớp 6 🔽 hay nhất

Cách Kể Lại Câu Chuyện Cổ Tích Bằng Lời Nhân Vật

Thohay.vn hướng dẫn cho các em học sinh lớp 6 cách kể lại câu chuyện cổ tích bằng lời nhân vật đơn giản với các bước cụ thể sau đây:

  • Bước 1: Lựa chọn một câu chuyện cổ tích mình yêu thích trong kho tàng truyện cổ Việt Nam đã được học hoặc nghe. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” để hóa thân vào một nhân vật trong truyện mà em muốn.
  • Bước 2: Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc, có thể tưởng tượng, sáng tạo theo ý riêng của mình để giúp cho câu chuyện thêm sinh động, tự nhiên nhưng cũng cần giữ cốt truyện ban đầu
  • Bước 3: Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

Đón đọc thêm mẫu 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em 👉 ngắn gọn

Dàn Ý Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật

Mẫu dàn ý kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật dưới đây sẽ giúp các em học sinh củng cố kỹ năng và làm bài thêm logic, không bị lạc đề.

a) Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mà em đóng vai kể lại câu chuyện.

b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật mà em chọn đóng vai. Gồm các sự kiện chính như sau:

– Xuất thân của các nhân vật

– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

– Các diễn biến chính của câu chuyện (kể theo trình tự thời gian)

c) Kết bài:

  • Đóng vai nhân vật nếu cảm xúc, suy nghĩ về kết cục của bản thân trong câu chuyện
  • Đóng vai nhân vật nói lên bài học, ý nghĩa rút ra từ câu chuyện cổ tích

Xem thêm cách 👉 Viết Bài Văn Tả Cảnh Sinh Hoạt Lớp 6

20+ Mẫu Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ngắn Hay

Truyện cổ tích là tuổi thơ của rất nhiều người, hãy cùng hòa vào nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện cổ tích mà bạn yêu thích nhé. Tham khảo ngay top 20+ mẫu hay nhất:

Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết Theo Lời Nhân Vật Trong Câu Chuyện Đó – Tấm Cám

Tôi sống cùng mẹ và chị Tấm người chị cùng cha khác mẹ của tôi. Vốn được mẹ nuông chiều, tôi chẳng phải động tay đến một công việc nào. Còn chị Tấm phải làm lụng từ sáng đến tối mà vẫn không hết việc.

Một hôm, mẹ gọi chúng tôi lại, đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo: Hai con nếu ai bắt được đầy tôm tép sẽ được thưởng một chiếc yếm đào. Hai chị em tôi đi ra đồng. Chị Tấm chăm chỉ lại quen tay nên chẳng mấy chốc giỏ đã đầy tôm tép. Còn tôi, vì mải chơi mà đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Chợt tôi nghĩ ra được một kế hay. Tôi chạy lại và bảo chị: Chị Tấm ơi! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.

Chị Tấm tin thật, liền hụp xuống ao sâu tắm rửa sạch sẽ. Tôi liền trút hết tôm tép ở giỏ của Tấm sang giỏ của mình, rồi chạy về gặp mẹ để lấy yếm đào. Chị Tấm trở về nhà với cái giỏ trống không. Chị ta bị mẹ mắng cho một trận. Tôi thấy vậy thì lấy làm hả hê lắm.

Nhưng từ hôm đó, tôi thấy chị Tấm thường giấu một phần cơm mang ra giếng. Thấy kỳ lạ, tôi bèn rình xem chị ta đang giấu bí mật gì. Khi biết được sự thật, ngày hôm sau mẹ tôi lấy lý do làng đã bắt đầu cấm đồng để bắt chị chăn trâu ở đồng xa. Còn ở nhà, mẹ con tôi bắt cá bống đem đi giết thịt để nấu ăn. Về đến nhà, như mọi ngày chị Tấm lại đem cơm ra giếng nhưng gọi mãi không thấy cá bống đâu. Lúc đó, chị Tấm chỉ biết ngồi khóc lóc chứ không dám hỏi ai trong nhà.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội cho người dân khắp nơi đến dự. Hai mẹ con tôi cũng sắm sửa quần áo mới để đi dự hội. Chị Tấm thưa với mẹ tôi muốn đi. Nhưng mẹ lại trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt chị ở nhà nhặt cho xong. Mấy ngày sau, mẹ con tôi nghe được tin: Nếu ai đi vừa chiếc hài do nhà vua tình cờ nhặt được trên đường đi dự tiệc sẽ được làm hoàng hậu. Người dân đến tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Tôi cũng vậy. Đến lượt chị Tấm ướm thử thì vừa như in. Tấm được vua rước vào cung làm hoàng hậu. Tôi ghen tức lắm nhưng không thể làm gì.

Đến ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Đây là một cơ hội tốt để tôi thay thế chị ta. Mẹ tôi bảo chị Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Nhân lúc chị ta không để ý mà ở dưới chặt đổ cây cau. Chị Tấm ngã xuống ao chết đuối. Mẹ đưa tôi vào cung khóc lóc kể lể sự tình và xin cho tôi ở lại thay chị Tấm hầu hạ vua.

Một hôm, có một con chim vàng anh ở đâu bay đến đang lúc tôi giặt quần áo cho vua. Vàng anh kêu lên: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Rồi chim vàng anh bay vào cung vua, ngày ngày quấn quýt khiến nhà vua không thèm ngó ngàng đến tôi. Tôi tức lắm, tìm cách giết chết vàng anh theo lời mẹ, đem lông chim vứt ngoài vườn.

Khi vua hỏi thì nói dối là mình có mang thèm ăn thịt chim nên vua không hỏi gì nữa. Từ chỗ lông chim vàng anh, một cây xoan đào mọc lên, cành lá xum xuê tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng nằm nghỉ ở đây. Tôi thấy vậy liền mách mẹ. Mẹ tôi lại bày mưu giúp tôi. Tôi sai người chặt cây làm thành khung cửi. Vua có hỏi thì tôi lại nói dối là do cây bị đổ vì bão, sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho vua. Nhưng lúc tôi ngồi dệt, bỗng vang lên một giọng nói giống hệt của chị Tấm:

“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra”

Tôi sợ quá, về nhà mách mẹ. Mẹ tôi lại bảo tôi đốt khung cửi đi, đổ ra xa khỏi hoàng cung.

Một thời gian sau, chị Tấm theo vua về cung làm tôi ngạc nhiên lắm. Không những vậy, chị ta còn xinh đẹp hơn xưa. Vua càng ngày càng yêu chiều chị Tấm. Tôi liền đến hỏi Tấm cách làm đẹp. Chị Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi. Tôi hí hửng làm theo không chút nghi ngờ, và nhận lấy cái chết đau đớn. Đến lúc này tôi mới nhận ra rằng “ác giả thì ác báo” nhưng đã quá muộn rồi.

Đọc chi tiết hơn 💧 Truyện Tấm Cám [Bản Gốc] 💧

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Đặc Sắc – Em Bé Thông Minh

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua – một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

– Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu.

Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.

Xem thêm full nội dung truyện 👉 Em bé thông minh

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Của Nhân Vật Ngắn Hay – Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Tôi là một cô bé năm nay lên 7 tuổi, tôi rất yêu quý bà ngoại của mình và ngoại tôi cũng vậy, rất yêu thương và lo lắng cho tôi. Ngoại hay tặng tôi quà, đặc biệt có chiếc khăn đỏ rất đẹp tôi vô cùng thích. Tôi thường đội nó trên đầu như một thói quen nên mọi người hãy gọi tôi là “cô bé trùm khăn đỏ”. Một hôm, bà tôi bị ốm, mẹ làm bánh và dặn tôi mang qua biếu bà, trước khi đi mẹ có nhắc nhở và bảo với tôi rằng: “Con đi đường thẳng, đến nhà bà luôn nhé, đừng la cà. Đường vòng qua rừng có rất nhiều chó sói đấy.”

Tôi vâng lời mẹ rồi nhanh chân đưa giỏ bánh qua nhà bà. Nhưng trên đường đi, nhiều bông hoa đẹp rực rỡ sắc màu, những chú bướm tung tăng bay lượn giữa khu rừng tuyệt đẹp đã thu hút tôi, khiến tôi quên mất lời mẹ dặn trước khi đi, cứ theo đường rừng mà vào chẳng mảy may suy nghĩ.

Vừa tung tăng một đoạn thì tôi gặp một bạn sóc nhỏ xinh xinh, chúng tôi nói chuyện một lúc rồi sóc bảo với tôi rằng: “Cô bé quàng khăn đỏ ơi, cô quên lời mẹ dặn à. Mẹ cô dặn phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng qua rừng kẻo chó Sói ăn thịt cơ mà. Cô nghe lời mẹ dặn đi.” Nhưng tôi vẫn một mực đi, cố tình không để ý, đi đoạn đường vòng qua rừng để ngắm hoa thơm.

Đến giữa khu rừng, tôi hoảng hốt khi bắt gặp một con sói to, nhảy ra từ bụi rậm bên đường và hỏi tôi rằng: “Này, nhóc con, đang tung tăng đi đâu thế?”. Điệu bộ hống hách của sói khiến tôi sợ hãi vô cùng nhưng vẫn cố trấn an mình và trả lời sói: “Cháu đang đi đến nhà bà ngoại ạ.”. Tôi không nghĩ nó âm mưu muốn ăn thịt hai bà cháu tôi nên khi chó sói hỏi nhà bà ngoại đâu, tôi vẫn thật thà trả lời: “Nhà bà ngoại cháu ở bên kia khu rừng này.

Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn”. Không ngờ khi vừa dứt lời, chó sói bỏ tôi một mình ở đó rồi chạy thẳng một mạch. Tôi mừng rỡ vì thoát được tên sói hung hăng, tranh thủ hái thêm vài bông hoa rồi đến nhà bà. Vừa đến nhà bà thì thật lạ, cửa nhà bà mở toang, không có ai. Tôi gọi bà mãi, không thấy trả lời, bèn tiến vào bên giường, hỏi thăm và thưa với bà mẹ bảo mang bánh sang. Càng nhìn bà, tôi càng thấy lạ, bèn cất tiếng hỏi;

– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế?

– Tai bà to để bà nghe cháu nói được rõ hơn.

– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?

– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn. Thấy chiếc miệng của bà rất khác so với ngày thường, tôi hốt hoảng hỏi bà trong hoảng sợ:

– Thế còn mồm bà, sao……sao….sao.. hôm nay mồm bà to thế?

Vừa nói xong, sói ôm ngoàm lấy tôi và nuốt chửng. Tôi vô cùng hãi hùng và hoảng sợ. May sao có bác thợ săn đi quá, đoán rằng sói đã ăn thịt bà bèn mổ bụng hắn và cứu hai bà cháu tôi ra. Tôi và bà ôm nhau vui mừng, cảm ơn bác.

Trên đường về nhà, tôi thấy ân hận vô cùng, hứa từ nay sẽ nghe lời mẹ và không ham chơi nữa.

Xem thêm nội dung ➡️ Truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Cây Khế Hay Nhất

Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợ tôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.

Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha để lại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.

Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em.

Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.

Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.

Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.

Xem chi tiết hơn nội dung ✅ Truyện Cây Khế

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ngắn Gọn Nhất – Nàng Tiên Ốc

Ta là một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Ta đã già yếu, không thế cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khó. Hàng ngày, ta phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Một hôm, ta tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp, vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên ta đã đem ốc về và thả vào cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần ta đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn no. Đặc biệt, có cả mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, ta tưởng hàng xóm thương ta già cả côi cút nên sang giúp. Nhưng không phải. Ta quyết định tìm ra cho bằng được người đã lén giúp mình.

Đúng theo kế hoạch. Một hôm, ta giả vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra, đi đến nửa đường ta bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem… Chờ mãi, cuối cùng ta cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chùi nhà cửa, sân vườn và cho lợn, gà ăn…

Ta hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Ta không muốn cô gái biến mất vào trong vỏ ốc, ta muốn cô sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Thấy cô gái ngạc nhiên, ta bèn lên tiếng:

“Con gái ơi! Hãy ở lại đây với ta”.

Cô gái bằng lòng. Từ đó nàng tiên ốc trở thành người con gái yêu của ta và nhờ có nàng mà cuộc sống của ta rất hạnh phúc.

Viết Bài Văn Đóng Vai Nhân Vật Kể Lại Truyện Cổ Tích Ngắn Ngoài Sách Giáo Khoa

Tôi là Hươu, cũng như Nai, Hoẵng, Thỏ trên đầu chỉ có hai cái tai mềm mại. Nhưng so với các bạn thì tôi là nhút nhát nhất. Cái gì tôi cũng sợ: Sợ bóng tối, sợ cả thú dữ nữa.

Tuy vậy, bạn bè ai cũng quý tôi vì tôi chăm chỉ, tốt bụng. Hôm trước, nghe tin bác gấu ốm nặng, tôi đã xin mẹ cho đến thăm bác. Đến nơi, tôi nghe trong hơi thở yếu ớt:

– Bệnh của bác nặng lắm. Chỉ có là Thảo Huyền mọc ở khe núi sâu mới chữa được.

Tôi nhanh nhảu đáp:

– Cháu chạy nhanh như tên bay, để cháu vào rừng lấy lá thuốc cho bác.

Không đợi bác Gấu nói gì, tôi vội chào bác và lên đường ngay. Nhưng đường rừng hiểm trở, rất nhiều thú dữ, tôi bắt đầu thấy run. Khi bóng tối tràn xuống cả khu rừng, tôi lại càng sợ. Tôi nép vào một gốc cây khác.Thần cây hiện lên hỏi:

– Tại sao cháu khóc? Cháu bị lạc mẹ à?

– Dạ không ạ. Cháu muốn đi vào khe núi để lấy lá Thảo Huyền về cho bác Gấu. Nhưng rừng thì rộng, có bao nhiêu thú dữ nên cháu sợ lắm.

– Sợ thì cháu hãy mau quay về nhà đi!

– Nhưng cháu thương bác Gấu lắm. Không có thuốc bác ấy chết mất.

Thần cây ân cần:

– Cháu là một đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu. Đây ta cho cháu những cành cây khoẻ khoắn của ta. Cháu hãy đội lên đầu, cháu sẽ có thêm sức mạnh.

Tôi rối rít cảm ơn Thần cây rồi lên đường. Tôi băng qua suối, qua đèo mà không sợ thú dữ hay bóng đêm nữa. Khi tôi đem lá thuốc về, trời cũng rạng sáng. Tôi thấy muông thú trong rừng đang ngồi vây quanh bác Gấu. Tôi vội đưa lá thuốc cho bác nhai. Thật kỳ diệu, chỉ trong ít phút bác gấu đã khoẻ lại. Tất cả muông thú có mặt đều hỏi:

– Cây thuốc gì mà quý đến thế hở bác?

– Thuốc quý nhưng tấm lòng của Hươu còn quý hơn nhiều. Chính Hươu đã cứu bác đấy – Bác gấu ôn tồn nói.

Khi ấy, tất cả mới để ý đến tôi. Và ai cũng ngạc nhiên khi thấy trên đầu tôi là những cành cây vững chắc. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện khi gặp Thần cây cho mọi người nghe. Và kỳ lạ chưa, cái cành cây trên đầu tôi đã dính chặt từ bao giờ. Mẹ tôi vuốt ve món quà Thần cây tặng cho tôi và gọi đó là Sừng Hươu.

Từ đó, loài Hươu chúng tôi luôn mang sừng trên đầu để chống lại thú dữ và tôi chẳng còn nhút nhát như trước nữa.

Chia sẻ bài viết 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Đơn Giản – Chú Cuội Cung Trăng

Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.

Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.

Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.

Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.

Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: “Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?”.

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Đầy Đủ Ý – Sự Tích Quả Dưa Hấu

Tên tôi là Mai An tiêm đây , hiện tại tôi đang sống với một người vợ dịu dàng cùng 2 đứa con chăm ngoan và có trí hơn người. Đã rất lâu kể từ khi tôi tìm được loại quả lạ ấy nên chắc mọi người cũng đã quên tôi rồi .Vậy nên hôm nay hãy để tôi kể lại câu chuyện của tôi cho mọi người cùng nghe.

Thời đó, đất nước ta có núi cao, có sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy – cũng chính là cha nuôi của tôi.

Vua yêu thương tôi nên thường ban cho tôi của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng, riêng tôi thường bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ!” và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, ông ấy giận lắm, bảo: “Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?”. Thế là một buổi sớm, tự nhiên tôi thấy lính đến giải cả tôi lẫn vợ con xuống thuyền, chẳng cho mang theo một cái gì hết. Tôi nói mãi chúng mới để cho đem một cái gươm cùn hộ thân.

Buồm căng gió, thuyền tròng trành nhằm biển khơi thẳng tiến. Hôm sau thuyền đến một đảo nhỏ. Họ để gia đình tôi lên bờ với năm ngày lương thực, một chiếc nồi, rồi nhổ neo quay lái. Vợ tôi  bế con nhìn theo chiếc thuyền dần dần ra xa rồi khuất mất, nước mắt nhỏ như mưa. Từ nay có bao giờ cô lại được cùng hàng xóm chia nhau những bắp ngô đầu mùa, hay nói một câu chuyện gia đình dưới ánh trăng! Quay vào hòn đảo hoang vu cô ấy lại càng khiếp sợ hãi hùng, không biết rồi đây lấy gì mà ăn để sống tạm cho qua ngày tháng. Tôi dắt vợ con tìm được một cái hốc đá ở tạm.

Rồi tôi cắp gươm đi thăm dò,hòn đảo quả thật hoang vu, chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Tìm mãi mới thấy vài thứ quả chát chua và rau dại ăn tạm cho đỡ đói. Từ đấy, ngày ngày tôi trồng rau và tìm quả, vợ thì ra bờ biển mò con ngao, cái hến.

Đứa con lớn của tôi bắt chước cha cũng cặm cụi làm bẫy đánh chim. Nhưng rồi chim dần dần quen bẫy, có khi suốt ngày thằng bé không bắt được một cái lông. Cá nhiều nhưng không lưới, quả thì có mùa. Cho nên thức ăn chính của gia đình tôi vẫn là mấy thứ rau dại mà chàng trồng thành rau vườn. cuộc sống lúc đấy của gia đình tôi vô cùng lao đao, vất vả.

Nhưng dù vất cả khổ cực nhưng tôi vẫn tin sẽ một ngày mình làm cho cuộc sống khá lên. Một hôm có con chim đương ăn ngoài bãi thấy tôi đến, vội bay đi, bỏ lại một miếng mồi đỏ. Tôi cầm lên xem thì là một mảnh quả dưa bằng hai ngón tay.

Tôi nghĩ thầm chim ăn được có lẽ người cũng ăn được, bèn nếm thử thì thấy có vị ngọt. Tôi đã mang về cho gia đình cùng ăn và nhặt hạt gói lại. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, tôi có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống. Ít ngày sau mấy hạt da mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Vợ tôi cũng giúp tôi sớm chiều săn sóc mấy dây dưa lạ. Vợ chồng tôi hồi hộp trông thấy mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả.

Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, tôi cũng không biết lúc nào nên hái. Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi vợ nói với tôi:

 – Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng nó kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Anh ra xem thế nào!
Tôi ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả dưa chúng vừa mổ thủng vài nơi. Tôi cắt dưa về. Khi tôi bổ dưa ra, cả nhà lóa mắt vì mầu đỏ tươi của ruột dưa. Đây đó giữa mầu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền và bọc ngoài một lớp vỏ trắng viền xanh. Hai đứa con thèm nhỏ nước rãi, vợ tôi thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt. Tôi cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn . Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến tra, tôi mạnh dạn bổ hết quả dưa cho con ăn đến no.

Cả nhà tôi mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy,chúng tôi cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chúng tôi chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.

Cứ mỗi lần hái dưa, tôi lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, tôi vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy tôi đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.

Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ tôi ra hoang đảo, ông yên trí rằng tôi đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do tôi trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình tôi. Vợ chồng tôi mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

Bây giờ gia đình tôi sống vô cùng ấm no hạnh phục. Chúng tôi cùng nhau trồng và buôn bán loại quả lạ ấy .Hai đứa con của tôi cũng đã lớn bây giờ chúng cũng đang phụ giúp chúng tôi chăm bón , gieo trồng cây.Tôi luôn dạy chúng phải lằm lụng chăm chỉ và cần cù dù đối diện với nghịch cảnh cũng không được chùng bước và nhụt chí. Luôn phải có lòng bao dung sẵn sàng chia sẽ với người khác thì mới có thế nên người được.

Xem truyện 👉 Sự Tích Quả Dưa Hấu

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Chi Tiết – Sự Tích Bánh Chưng Bánh Giầy

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

– Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: “Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ”.

Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Nổi Tiếng – Thạch Sanh

Tôi là Thạch Sanh – nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích được nhiều người yêu quý. Cuộc đời của tôi đã trải qua nhiều biến cố nhưng cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc.

Tôi mồ côi cha mẹ từ sớm, một mình sống trong túp lều tranh và lên núi đốn củi kiếm sống qua ngày. Tôi bị một tên bán rượu xấu xa là Lý Thông lừa kết nghĩa huynh đệ để giúp hắn làm việc tại quán rượu. Sau đó, hắn còn lừa tôi thay mình đi nộp mạng cho Trăn Tinh. Khi tôi liều chết diệt con quái thú, thì hắn lại lừa tôi bỏ trốn để cướp công.

Sau này, khi tôi giết được Đại Bàng Tinh để cứu công chúa dưới hang sâu, thì Lý Thông lại sai lính lấp miệng hang hòng giết tôi và cướp công lần nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn thoát được khỏi hang và cứu được con trai Vua Thủy Tề đang mắc kẹt nữa. Sau lần đó, tôi được tặng một cây đàn thần kì. Nhờ cây đàn ấy, khi bị nhốt trong ngục đầy oan ức, tôi đã được nhà vua triệu kiến.

Vì tiếng đàn thần đã chữa khỏi bệnh cho công chúa. Thế là tôi đã được giãi bày hết mọi chuyện với nhà vua, khiến mẹ con Lý Thông bị trừng phạt thích đáng. Sau đó, tôi trở thành phò mã và giúp vua cai quản triều chính. Tôi còn một mình đẩy lùi đại quân của mười tám nước chư hầu mà chẳng cần hi sinh một binh lính nào. Điều đó làm cho quần thần nể phục tôi lắm.

Sau này, khi vua cha qua đời, tôi được nối ngôi ông và trở thành một vị minh quân. Những thăng trầm trước đây đã trở thành quá khứ, giờ đây tôi đã được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình rồi.

Đọc chi tiết hơn 👉 Truyện Thạch Sanh Lý Thông

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Cực Ngắn – Cậu Bé Tích Chu

Tôi tên là Tích Chu. Bố mẹ tôi mất sớm, tôi ở với bà.

Hàng ngày bà phải làm việc vất vả kiếm tiền nuôi tôi, có thức gì ngon bà cũng dành cho tôi.

Thế nhưng tôi lại chẳng thương bà mà chỉ muốn rong chơi. Vì tuổi già sức yếu, làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Một ngày nọ bà lên cơn sốt cao, trên giường bà cất tiếng gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát quá!

Bà gọi một lần, hai lần… rồi ba lần nhưng tôi lại chẳng ở bên. Khát quá bà liền biến thành chim. Đúng lúc đó tôi thấy đói nên chạy về nhà kiếm cái ăn. Tôi gọi:

– Bà ơi! Bà có cái gì ăn không? Cháu đói quá.

Tôi sửng sốt khi thấy bà hóa thành chim:

– Bà ơi! Bà ơi! Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

Chim cất tiếng nói:

– Tích Chu ơi, bà khát nước quá, bà phải biến thành chim bay đi kiếm nước uống. Bà đi đây!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tôi hoảng quá vội vàng chạy theo, vừa chạy vừa gọi bà:

– Bà ơi! Bà đừng đi! Bà đừng bỏ cháu! Bà ơi!

Tôi cứ chạy mãi, chạy mãi theo chú chim, cuối cùng tôi gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tôi gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

Chim liền cất tiếng:

– Muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe thấy thế, tôi òa khóc, tôi thương bà và hối hận nhưng không biết làm sao để bà quay lại. Tôi vô cùng tuyệt vọng, giữa lúc đó, có một cô tiên hiện ra và bảo:

– Tích Chu ơi! Vì cháu chưa ngoan, chưa biết chăm sóc khi bà ốm nên bà đã biến thành chim để bay đi tìm nước uống rồi.

– Ta cho cháu cái bình này, nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

– Cháu cám ơn cô. Cháu sẽ cố gắng để cứu được bà cháu ạ.

Tôi mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ. Tôi chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng cũng đến được suối tiên. Tôi vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà, tôi gọi to:

– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Vừa được uống nước chim vỗ cánh bay đi, bà đã trở lại thành người. Tôi ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.

Từ đấy, hai bà cháu tôi lại chung sống hạnh phúc bên nhau.

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Dài Hay – Sự Tích Trầu Cau

Tôi tuy là một tảng đá vôi nhưng cuộc đời của tôi lại rất dài. Tôi không phải là một tảng đá vôi bình thường như bao tảng đá khác. Bởi vì xưa kia tôi chính là một con người.

Hồi đó, nhà họ Cao chúng tôi có hai anh em. Tôi và anh của tôi. Chúng tôi giống nhau như đúc, đến nỗi người ngoài không thể phân biệt được ai là anh, ai là em. Hai anh em tôi hơn nhau một tuổi và rất thương yêu, quý trọng nhau. Những tháng năm được sống vui vầy bên cha mẹ, bên người anh ruột thịt là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi. Nhưng những ngày tháng êm đềm ấy không cùng tôi suốt cuộc đời. Khi hai anh em tôi mới mười bảy, mười tám tuổi thì cha mẹ chúng tôi đều lần lượt qua đời. Từ đó, chúng tôi lại càng yêu quý nhau hơn trước.

Không được cha mẹ dạy dỗ cho nữa, tôi và anh tôi đến xin học tại ông thầy họ Lưu. Chúng tôi đều cố gắng chăm chỉ học hành nên được thầy Lưu yêu như con. Thầy Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười sáu, mười bảy rất xinh đẹp, dịu dàng, con gái trong vùng ít ai sánh kịp. Từ khi hai anh em tôi đến học, cô gái có vẻ quấn quýt với hai anh em chúng tôi lắm.

Một hôm, nhà nấu cháo, cô gái múc một bát cháo và một đôi đũa mời chúng tôi ăn. Cầm bát cháo từ tay cô gái, tôi nghĩ: “Anh mình lớn hơn mình, vì vậy mình phải nhường cho anh ăn trước mới phải.”. Nghĩ vậy, tôi bèn mời anh ăn trước. Sau đó, anh tôi đã lấy cô gái làm vợ. Việc mời ăn cháo chính là một cái cớ để cô gái phân biệt được chúng tôi ai là anh, ai là em.

Cũng từ khi anh tôi lấy vợ, tôi cảm thấy rằng tình cảm anh em giữa chúng tôi hình như không được thắm thiết như trước nữa thì phải. Tôi buồn lắm nhưng anh tôi vẫn vô tình không để ý đến. Một buổi chiều nọ, anh và chị dâu đã đi vắng, tôi ngồi trước cửa và nhìn ra khu rừng xa xa. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy mình là đồ thừa trong cái gia đình nhỏ bé, hạnh phúc này.

Vừa tủi thân, lại cảm thấy thật cô đơn, tôi vùng đứng dậy ra đi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi đến khi rừng già ở trước mắt. Theo con đường mòn, tôi đi thẳng vào rừng. Trời đã tối, trăng đã lên cao. Tôi đi mải miết cho tới khi gặp một con suối rộng, nước sâu và xanh biếc trong rừng. Không thể lội qua được, tôi đành ngồi nghỉ bên bờ. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm. Đêm đã khuya, sương lạnh rơi xuống mỗi lúc một nhiều.

Những giọt sương cứ thấm dần, thấm dần vào da thịt tôi. Cuối cùng tôi đã chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành tảng đá vôi như bây giờ. Tôi có ngờ đâu, anh tôi về nhà, không thấy tôi đâu bèn vội vàng đi tìm nhưng không nói cho ai biết cả. Cũng theo con đường tôi đã đi. Anh cũng tới được con suối rộng, nước xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng vàng.

Không lội qua được nữa, anh tôi bèn ngồi xuống, tựa lưng vào tảng đá bên bờ suối. Anh có ngờ đâu tảng đá ấy chính là đứa em ruột thịt của mình. Anh cứ ngồi đấy gọi tên tôi, những giọt sương từ cành lá rơi lã chã xuống vai áo anh, thấm vào da thịt anh. Anh tôi đã ngất đi và chết cứng, biến thành một cái cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Cái cây cứ rì rào, rì rào, tán lá trên cao như nói lời xin lỗi muộn màng. Anh ơi, em sẵn sàng tha thứ cho anh bởi vì chúng ta là ruột thịt của nhau, chính em phải nói lời xin lỗi với anh. Tôi chỉ muốn hét thật to lên như vậy. Nhưng đâu còn thời gian nữa, giờ đây, tôi đã biến thành tảng đá. Đá thì làm sao nói được.

Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu.

Ở nhà, chị dâu tôi chẳng thấy chồng đâu, cũng chẳng thấy em đâu bèn tất tả đi tìm. Bước thấp, bước cao. Cuối cùng chị cũng tới được con suối trong rừng. Cũng như anh em tôi, không lội qua được, chị đành ngồi lại bên bờ tựa lưng vào cái cây. Chị ơi, cái cây chị đang tựa vào chính là chồng của chị đấy. Tôi rất muốn nói cho chị biết điều đó. Chị dâu tôi cứ ngồi đấy, than khóc, vật vã.

Chưa đầy nửa đêm, chị đã mình gầy xác ve, thân dài lêu nghêu biến thành cây leo cuốn chặt lấy cây không cành, về sau, chuyện chúng tôi đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu. Tôi cũng rất mong rằng bây giờ cũng sẽ có những tình cảm anh em vợ chồng gắn bó như chúng tôi đây.

Đọc thêm nội dung truyện 🍂 Sự Tích Trầu Cau 🍂

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Cực Ngắn – Trí Khôn Của Ta Đây

Chào các bạn.

Tôi là Trâu, người giúp việc chăm chỉ của bác nông dân. Họ hàng nhà tôi chẳng ai có hàm răng trên cả. Ấy là vì một chuyện như sau:

Hôm ấy, bác nông dân dẫn tôi đến cày ở một thửa ruộng ven rừng. Trời nóng bức, công việc mệt nhọc làm tôi uể oải. Tôi chậm chạp bước, dù thỉnh thoảng lại bị bác nông dân quất cho một roi.

Mãi rồi cũng đến giờ nghỉ. Tôi sung sướng nhấm nháp mấy ngọn cỏ non, còn bác nông dân thì ngồi dưới gốc một cây to cách đó một quãng. Chợt tôi hoảng hồn vì trông thấy một anh Cọp to lớn. Không lẽ anh ta rình từ bao giờ, bây giờ tính chuyện ăn thịt tôi sao? Tôi muốn kêu to lên để cầu cứu chủ nhân thì thấy Cọp cất giọng ôn tồn:

– Anh Trâu đừng sơ. Tôi chỉ muốn hỏi anh to lớn thế này mà sao chịu để người, đánh đập khổ sở làm vậy?

– Người tuy nhỏ bé nhưng có trí khôn anh ạ – Tôi trả lời.

– Trí khôn là cái gì?

– Trí khôn là trí khôn – Tôi chẳng biết nói thế nào cho anh ấy rõ bèn chỉ bác nông dân – Anh ra mà hỏi người ấy.

Tôi thấy anh ta đến thật. Đứng trước bác nông dân, Cọp nhẹ nhàng bảo:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí.

Tôi thấy con người nhỏ bé ấy nhìn thẳng vào con Cọp to lớn một hồi, rồi bác bảo:

– Trí khôn tôi để ở nhà, nếu anh muốn, tôi sẽ về lấy cho anh xem.

Rồi bác bước đi. Tôi chợt sợ hãi. Nhỡ bác về rồi, Cọp ăn thịt tôi mất thì sao? Chừng như thấy được sự nguy hiểm của tôi, vừa đi được vài bước, bác nông dân dừng lại bảo Cọp:

– Những nếu tôi về, Cọp ăn thịt Trâu của tôi mất thì tôi biết làm thế nào? Hay anh chịu khó để tôi trói vào gốc cây kia.

Cọp bằng lòng. Thế là người liền trói chặt Cọp vào gốc cây, quấn nhiều vòng dây thừng, lại còn chất củi, rơm xung quanh nữa. Cọp chừng rất ngạc nhiên. Rồi người bật lửa, châm vào rơm củi. Lửa bốc cao, cháy vào da thịt Cọp, khiến cho Cọp,đau đớn kêu gào. Người còn dùng đòn gánh quật Cọp, vừa quật vừa kêu to:

– Trí khôn của ta đây! Trí khôn cửa ta đây!

Hồi lâu, dây trói cháy đứt, Cọp vội ba chân bốn cẳng chạy vào rừng, không dám ngoảnh lại. Nhưng từ đó, trên mình loài Cọp có những hình vằn vện; dấu của những vòng dây trói bị cháy. Còn tôi, nhìn cảnh ấy, không nhịn được, cười nghiêng ngả, răng va vào đá, mất hết hàm trên. Cũng từ đấy mà họ hàng nhà Trâu chúng tôi chẳng ai có hàm răng trên bạn ạ.

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Chọn Lọc – Vua Chích Chòe

Ta là một nàng công chúa xinh đẹp nhưng xấu tính, kiêu căng và ngạo mạn. Bởi vì từ nhỏ được vua cha yêu chiều, nên ta mới có thói xấu như vậy. Chính bởi tính cách đó, mà ta đã bị vua cha trừng phạt nặng nề.

Khi ta đến tuổi cập kê, vua cha đã tổ chức dạ hội, mời đến nhiều quý tộc để tìm chồng cho ta. Nhưng ta lại chỉ chăm chăm tìm khuyết điểm của khách mời rồi đặt cho họ những biệt danh xấu hổ. Vì vậy, vua cha đã rất ái ngại với các khách mời. Vô cùng giận dữ, ông đã quyết định gả ta cho tên hát rong đầu tiên đến lâu đài xin tiền.

Vốn tưởng chỉ là lời nói xúc động của cha, nhưng không ngờ ta đã thực sự bị ông gả cho một tên hát rong nghèo khổ. Khi cưới anh ta, ta phải rời khỏi lâu đài để đến sống ở một ngôi nhà cũ kĩ, thiếu thốn đủ đường. Đã vậy, ta còn phải ra đường bán đồ, đan rổ rá để kiếm sống. Nhưng lúc nào ta cũng khiến mọi chuyện hỏng hết do sự vụng về của mình. Ta còn bị các quý tộc khác xem thường và bắt nạt. Lúc đó, ta mới hiểu được cảm giác của những người bị mình chê bai bấy lâu nay.

Một hôm, ta được chồng xin cho làm phụ bếp của một bữa tiệc lớn. Nhìn các nàng tiểu thư xinh đẹp trong đó, rồi nhìn lại chính mình, ta hối hận và đau khổ vô cùng. Đúng lúc ta đang òa khóc nức nở, thì chồng của ta xuất hiện trong bộ trang phục của hoàng đế. Điều đó khiến ta hoang mang vô cùng. Thì ra, anh ấy chính là chủ lâu đài và là Vua Chích Chòe mọi người vẫn kể. Biệt danh đó của anh cũng do ta đặt để chế nhạo anh từ trước. Thấy tính xấu của ta, anh đã cải trang làm tên hát rong để cưới ta và giúp ta nhận ra sai lầm của bản thân mình.

Từ hôm đó, ta trở về lâu đài chung sống với Vua Chích Chòe. Hiểu được sai lầm trước đây của mình, ta quyết tâm thay đổi bản thân, trở thành một hoàng hậu hiền thục, quan tâm đến mọi người.

Đọc hiểu truyện 👉 Vua Chích Chòe  👉 chi tiết

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ấn Tượng – Cây Tre Trăm Đốt

Tôi là một anh nông dân nghèo bình thường như bao người khác. Nhưng tôi vẫn luôn tự hào về bản thân mình vì có tính tốt bụng, chăm chỉ và khỏe mạnh hơn người.

Một ngày nọ, khi đến làm ở nhà phú ông, tôi đã được ông hứa gả con gái cho nếu chịu làm ba năm cho nhà ông mà không lấy tiền công. Vốn đã phải lòng con gái phú ông lâu nay, tôi liền đồng ý mà không cần suy nghĩ gì cả. Trong ba năm ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, không quản ngại nắng mưa. Rất nhiều tài sản đã được tôi tạo ra, chất đầy trong kho khiến phú ông thích lắm.

Đến kì hạn, phú ông gọi tôi ra, yêu cầu tôi về chuẩn bị sính lễ là một cây tre trăm đốt để hỏi cưới con gái ông. Tuy khó khăn, nhưng thấy ông kiên quyết, tôi cũng đành khăn gói đi ngay. Tìm biết bao ngọn đồi, khu rừng mà vẫn không thấy cây tre nào có nhiều đốt như thế cả. Tôi bất lực ngồi gục xuống. Đúng lúc ấy, ông Bụt hiện lên, dạy cho tôi câu thần chú kì diệu. Với câu thần chú ấy, tôi có thể dính một trăm đốt tre vào với nhau thành cây tre trăm đốt.

Tìm được sính lễ, tôi phấn khởi trở về nhà. Ngờ đâu, ở trên sân lại đang tổ chức đám cưới linh đình của con gái phú ông và tên nhà giàu khác. Phẫn nộ vô cùng, tôi xông vào, đọc thần chú tạo nên cây tre trăm đốt, rồi gắn cả tên địa chủ xảo trá vào đó. Tên thông gia kia muốn giúp ông ta cũng bị dính vào luôn. Phải đến khi tên địa chủ chịu xin lỗi và thực hiện lời hứa, tôi mới tha cho.

Sau lần ấy, tên địa chủ không dám lừa gạt tôi nữa. Như đã hứa, hắn gả con gái cho tôi. Cả hai vợ chồng tôi cùng nhau chung sống hạnh phúc dưới mái nhà ấm êm.

Gửi đến bạn nội dung truyện 👉 Cây Tre Trăm Đốt

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật – Kết Nối Tri Thức

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ: Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào : Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

Xem thêm gợi ý 👉 Viết Đoạn Văn Thể Hiện Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lục Bát Lớp 6

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ngắn Gọn Nhất Lớp 5 – Thánh Gióng

Ta là Thánh Gióng. Ta là người đã có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược và được vua phong Phù Đổng Thiên Vương. 

Sự ra đời của ta là một điều kỳ diệu. Khi bà lão đi ra đồng, bà đã thấy bàn chân to lạ thường và đặt bàn chân ướm vào, từ đó bà mang thai và sinh ra ta sau 12 tháng. Đến tuổi ba, ta không nói, không cười và không đi đứng gì, chỉ nằm im ở đâu đặt thì ở đó. Nhưng khi gặp sứ giả, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, và áo giáp sắt mặc vào đã căng đứt chỉ.

Cuộc đời của ta đầy những trận chiến hùng hậu. Ta đánh giặc Ân đến từng lớp, làm cho giặc nào đi qua đều nằm chết như ngả rạ. Với sức mạnh phi thường và lòng dũng cảm, ta đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sau khi gặp sứ giả, ta một mình cùng ngựa đứng trên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi từ từ bay về trời. 

Nhìn lại quãng đời đã qua, ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì đã giúp nhân dân sống trong yên bình, hạnh phúc và ấm no.

Xem bài viết đầy đủ 🔻 Truyện Thánh Gióng 🔻 nội dung + giá trị

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ngắn Gọn Nhất Lớp 6 – Ba Lưỡi Rìu

Tôi là một chàng tiều phu sống ở vùng núi phía Nam. Tôi có một cuộc sống sung túc, nhờ cuộc gặp gỡ kì diệu mấy năm trước.

Lúc ấy, tôi vẫn là một chàng tiều phu nghèo, cả gia tài chỉ có một cây rìu sắt cũ kĩ. Hôm đó, khi đang chặt củi ven hồ, tôi bất cẩn làm rơi rìu xuống nước. Nước hồ sâu lắm, tôi lại không biết bơi nên chẳng biết phải làm sao. Đúng lúc ấy, hồ nước gợn sóng rồi xuất hiện một cụ già râu tóc bạc phơ đứng giữa hồ. Trên tay ông ấy cầm một cái rìu bằng vàng và hỏi tôi đó có phải rìu của tôi không. Nhìn nó, tôi liền lắc đầu từ chối, và nói với ông rìu của tôi làm bằng sắt cơ.

Nghe vậy, ông tiên lại lặn xuống nước và một lát sau mới xuất hiện. Lần này, ông mang theo chiếc rìu bằng bạc và hỏi tôi câu hỏi như lần trước, và tất nhiên tôi vẫn lắc đầu. Sau đó, ông tiên lại biến mất. Lần thứ ba xuất hiện, ông tiên cầm theo chiếc rìu sắt cũ của tôi trên tay. Thấy nó, tôi mừng rỡ xin ông cho nhận lại. Nghe tôi nói, ông tiên bật cười, và cho tôi nhận lấy chiếc rìu của mình. Rồi ông còn ban cho tôi hai chiếc rìu vàng và bạc nữa. Ông bảo đó là phần thưởng cho lòng trung thực của tôi. Nói rồi ông biến mất.

Nhờ hai lưỡi rìu đó, tôi có vốn làm ăn, mở cửa hàng buôn bán và dần trở nên giàu có.

Bật mí cách 👉 Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lớp 6

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Lớp 6 Nâng Cao – Sơn Tinh Thủy Tinh

Ta là Sơn Tinh, chúa tể của vùng núi cao. Nghe đồn vua Hùng tại vùng đất Phong Châu có một người con gái tên là Mị Nương vừa xinh đẹp, lại hiền dịu nết na. Ta đã ngưỡng mộ từ lâu. Nhà vua yêu thương hết mực nên muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Ta liền đến cầu hồn.

Cùng đến với ta còn có Thủy Tinh, chúa tể vùng biển cả. Tài năng của hắn cũng không thua kém gì ta: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Vua Hùng thấy chúng ta ngang sức ngang tài nên tỏ ra rất khó xử. Vua cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, Một lúc sau, nhà vua gọi ta và Thủy Tinh đến rồi nói:

– Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.

Nghe xong, ta liền hỏi nhà vua sính lễ bao gồm những thứ gì. Vua Hùng nói:

– Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sau đó, ta và Thủy Tinh liền cáo từ nhà vua để về chuẩn bị. Về đến nơi, ta cho người đi tìm các sản vật mà nhà vua yêu cầu. Thật may, những thứ đó vùng núi cao của ta lại có sẵn. Sáng sớm hôm sau, ta sai người mang lễ vật đến. Lúc đến nơi vẫn chưa thấy Thủy Tinh. Vua Hùng xem lễ vật, tỏ ý hài lòng rồi quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Trên đường trở về, ta bỗng thấy trời tối sầm lại, gió nổi cuồn cuộn. Thì ra Thủy Tinh đang đem quân đến.

Hắn hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Ta nhìn cảnh dân chúng khốn khổ mà vô cùng đau lòng. Không thể để Thủy Tinh đánh bại, ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Ta và Thủy Tinh giao tranh suốt mấy tháng trời, nhưng chưa phân thắng bại.

Nhưng đến cuối cùng, sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về. Kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước, quyết giành lại Mị Nương. Nhưng hắn luôn bị ta đánh bại.

Khám phá thêm nội dung 👉 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Ngắn Gọn Lớp 6 – Sọ Dừa

Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.

Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi.

Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.

Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô cùng.

Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ.

Cô đã ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng yêu thương người con gái ấy.

Cuối mùa ở thuê năm đó, tôi về nhà và giục mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho tôi. Mẹ vô cùng sửng sốt nhưng thấy tôi năn nỉ, quyết tâm nên bà đã chiều lòng. Thấy mẹ tôi đến, phú ông đã mỉa mai và ra điều kiện thách cưới: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.” Nhìn mẹ lo âu, tôi đã động viên mẹ yên tâm để tôi lo lắng mọi việc.

Đến ngày cưới, tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cô út bằng lòng lấy tôi. Cỗ bàn được bày biện linh đình. Lúc rước dâu, tôi đã hóa thân thành chàng trai khôi ngô tuấn tú bên người vợ xinh đẹp, hiền hậu của mình khiến mọi người đều ngạc nhiên và mừng rỡ.

Vợ chồng tôi đã sống bên nhau hạnh phúc. Tôi chăm chỉ ngày đêm miệt mài học tập và trong kì thi năm đó, tôi đỗ trạng nguyên. Triều đình cử tôi đi sứ. Trước lúc lên đường, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng thân.

Ganh tị với những thứ vợ tôi có được, hai người chị vợ đã tìm cách hãm hại. Họ rủ vợ tôi chèo thuyền ra biển rồi đẩy nàng xuống dòng nước sâu. Nàng đã bị cá kình nuốt chửng nhưng may mắn khi cầm theo những đồ dùng tôi tặng mà thoát chết. Nàng cầm con dao mổ bụng cá, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng nàng.

Khi đi sứ trở về, tôi vô cùng tức giận khi biết tin vợ mất tích, Tôi bèn đi thuyền ra đảo thì nghe tiếng gà trống gáy to: “ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.”

Cho thuyền vào đảo thì biết đó chính là vợ tôi. Gặp lại nhau, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, tôi mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em mình thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Từ đó, vợ chồng tôi và mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Sự biến mất hai người chị vợ không rõ tung tích khiến tôi cũng buồn nhưng đó là bài học cho những kẻ ích kỉ, tham lam và độc ác.

Chia sẻ đến bạn nội dung truyện 🌼 Sọ Dừa 🌼

Viết một bình luận