Một Chuyên Gia Máy Xúc (Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án)

Nội Dung Bài Tập Đọc Một Chuyên Gia Máy Xúc Lớp 5, Soạn Bài, Giáo Án. Chia Sẻ Bạn Đọc Về Bố Cục, Hướng Dẫn Chính Tả, Ý Nghĩa Bài Học.

Giới Thiệu Bài Một Chuyên Gia Máy Xúc

Bài “Một chuyên gia máy xúc” là một tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, kể về cuộc gặp gỡ và tình bạn giữa anh Thủy, một công nhân lái máy xúc người Việt Nam, và anh A-lếch-xây, một chuyên gia máy xúc người nước ngoài.

Nội dung chính:

  • Bối cảnh: Câu chuyện diễn ra tại một công trường xây dựng vào buổi sáng đầu xuân, khi anh Thủy đang làm việc với chiếc máy xúc của mình.
  • Cuộc gặp gỡ: Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây, một người ngoại quốc cao lớn, thân hình chắc khỏe và khuôn mặt chất phác. A-lếch-xây được giới thiệu là một chuyên gia máy xúc.
  • Tình bạn: Cuộc gặp gỡ thân mật giữa hai người đã mở đầu cho một tình bạn thắm thiết. A-lếch-xây và anh Thủy trở thành bạn đồng nghiệp, cùng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc.

Ý nghĩa:

  • Tinh thần đồng nghiệp: Bài viết tôn vinh tinh thần đồng nghiệp, sự hợp tác và tình bạn giữa những người lao động, dù họ đến từ các quốc gia khác nhau.
  • Sự giản dị và chân thành: Tác phẩm cũng nhấn mạnh sự giản dị, chân thành trong mối quan hệ giữa con người với con người, bất kể sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa.

Bài “Một chuyên gia máy xúc” không chỉ là một câu chuyện về công việc mà còn là một bài học về tình bạn và sự đoàn kết.

Nội Dung Bài Đọc Một Chuyên Gia Máy Xúc

Tác phẩm Một Chuyên Gia Máy Xúc của nhà văn Châu Hồng Thuỷ. Đây là một truyện ngắn kể về cuộc gặp gỡ và kết bạn giữa một công nhân lái máy xúc Việt Nam và một chuyên gia máy xúc nước ngoài. Tác phẩm thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng và hợp tác giữa hai người đồng nghiệp, cũng như sự gắn kết và hỗ trợ giữa hai nước bạn.

Tác phẩm được viết theo phong cách tả cảnh, tả người, tả tâm trạng, sử dụng ngôn ngữ giản dị, thân thiện, gần gũi. Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân vào năm 1979 và được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất của Châu Hồng Thuỷ

Một chuyên gia máy xúc được giới thiệu trong chương trình SGK Tiếng Việt 5 trang 45, 46 – Tập 1. Cùng Thohay.vn đọc nội dung bài đọc Một chuyên gia máy xúc đầy đủ bên dưới.

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.

Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.

Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

Theo HỒNG THỦY

Chú thích:

  • Công trường: nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc,… để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
  • Hòa sắc: sự phối hợp màu sắc.
  • Điểm tâm: ăn lót dạ.
  • Chất phác: thật thà, mộc mạc.
  • Phiên dịch: dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữ dân tộc khác.
  • Chuyên gia: ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.
  • Đồng nghiệp: những người cùng làm một nghề.

Khám phá thêm –> Đất Nước Lớp 5 (Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ_

Bố Cục Bài Đọc Một Chuyên Gia Máy Xúc

Bố cục bài đọc Một chuyên gia máy xúc gồm 4 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến một hòa sắc êm dịu
  • Đoạn 2: Từ Chiếc máy xúc đến giản dị, thân mật
  • Đoạn 3: Từ Đoàn xe tải đến chuyên gia máy xúc!
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Xem thêm: Bài Thơ Cao Bằng Lớp 5

Hướng Dẫn Chính Tả, Tập Đọc Một Chuyên Gia Máy Xúc

Tham khảo hướng dẫn chính tả, tập đọc Một chuyên gia máy xúc.

  • Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
  • Giọng kể xen với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
  • Chuyển giọng linh hoạt cho hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, tả, đối thoại.

Ý Nghĩa Bài Một Chuyên Gia Máy Xúc

Sau đây là ý nghĩa bài Một chuyên gia máy xúc.

  • Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai người, một công nhân và một chuyên gia, cả hai người đều lái máy xúc thành thạo.
  • Qua đó cho thấy tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc dù khác quốc tịch, màu da.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🔻Chú Đi Tuần Lớp 5🔻 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Bài Đọc Một Chuyên Gia Máy Xúc

Xem thêm phần đọc hiểu bài đọc Một chuyên gia máy xúc bên dưới.

👉Câu 1. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa những nhân vật nào?

A. A-lếch-xây và Thôm-sơn

B. A-lếch-xây và Thủy

C. Thành và Thủy

D. Thủy và anh công nhân

👉Câu 2. Cuộc gặp gỡ giữa Thủy và A-lếch-xây diễn ra ở đâu?

A. Khu phố người nước ngoài

B. Công trường xây dựng

C. Nhà ga

D. Nông trường quốc doanh

👉Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong “Một chuyên gia máy xúc”:

Có thể chọn nhiều đáp án

1. Trời đẹp.

2. Đó là một buổi sáng đầu xuân.

3. Gió nhẹ và hơi lạnh.

4. Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường.

5. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái.

6. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.

👉Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến Thủy ấn tượng?

A. Người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt chất phác.

B. Người ngoại quốc nhỏ bé, ăn mặc sang trọng, thân hình thấp nhỏ, khuôn mặt dữ dằn.

C. Người ngoại quốc béo lùn, mái tóc bạch kim, thân hình tròn trịa, làn da trắng ửng hồng

D. Rụt rè, nhút nhát

👉Câu 5. Thủy có ấn tượng như thế nào về người ngoại quốc A-lếch-xây qua dòng miêu tả sau:

“Qua khung cửa kính buồng máy tôi thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng,… Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác”

A. Gợi lên vẻ khả nghi, gian ác

B. Gợi lên vẻ sợ sệt, nhút nhát

C. Gợi lên vẻ giản dị, thân mật

D. Gợi lên vẻ đáng sợ, nguy hiểm

👉Câu 6. Qua lời giới thiệu của người phiên dịch, A-lếch-xây làm nghề gì?

A. chuyên gia dinh dưỡng

B. chuyên gia máy xúc

C. chuyên gia về công nghệ

D. chuyên gia về đầu tư

👉Câu 7. A-lếch-xây đã hỏi đồng chí Thủy điều gì?

A. Đồng chí cũng là chuyên gia máy xúc à?

B. Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

C. Đồng chí làm việc ở công trường bao lâu rồi?

D. Đồng chí là thợ lái máy xúc à?

👉Câu 8. Anh Thủy đã lái máy xúc được bao nhiêu năm?

A. 11 năm

B. 1 năm

C. 12 năm

D. 1 thập kỷ

👉Câu 9. Theo con, hành động nào của anh A-lếch-xây khiến cho hai người thêm thân thiết và gắn kết hơn?

A. Anh A-lếch-xây nhảy lên lái máy xúc thay cho anh Thủy.

B. Anh A-lếch-xây mua đồ ăn sáng cho anh Thủy ăn và nghỉ ngơi.

C. Anh A-lếch-xây không ngại bụi bẩn đưa tay nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”

D. Anh A-lếch-xây tới tận công trường đưa đồ ăn sáng cho anh Thủy và vui vẻ nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!” rồi lên lái máy xúc thay cho anh Thủy.

👉Câu 10. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

A. sang trọng, khách sáo, kiểu cách

B. giản dị, chân thành, thân mật

C. bất ngờ, hụt hẫng, nuối tiếc

D. bẩn thỉu, rách rưới

👉Câu 11. Cuộc gặp gỡ tiếp xúc thân mật giữa A-lếch-xây và Thủy đã mở ra điều gì?

A. Một khoảng cách về địa lý

B. Một sự ghen ghét, đố kị

C. Một mối thù hằn sâu sắc

D. Một tình bạn thắm thiết

👉Câu 12. Câu nào kể chính xác nhất diễn biến cuộc gặp gỡ của anh Thủy và anh A-lếch-xây?

A. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, chủ động hỏi chuyện anh Thủy. Anh A-lếch-xây cũng không hề hà bụi bẩn, đưa tay nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”

B. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, nhảy ngay lên máy xúc thay ca cho anh Thủy nghỉ ngơi.

C. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, chào hỏi anh Thủy rồi tặng anh Thủy một món quà nhỏ.

D. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, vừa đi vừa giảng giải cho anh Thủy những kiến thức về máy xúc.

👉Câu 13. Công trường là nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc… để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉Câu 14. Ý nghĩa câu truyện là gì?

A. Vẻ đẹp ngoại hình của một chuyên gia ngoại quốc.

B. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam.

C. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

D. Cuộc gặp gỡ thân mật của một chuyên gia máy xúc nước bạn với một công nhân Việt Nam.

👉👉Đáp án

Câu1234567891011121314
Đáp ánBB1,2,3,6ACBBACBDAAC

Xem bài viết: Lớp Học Trên Đường Lớp 5

Soạn Bài Một Chuyên Gia Máy Xúc Lớp 5

Nhất định đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Một chuyên gia máy xúc lớp 5.

👉Câu 1 trang Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây trên một công trường xây dựng.

👉Câu 2 trang Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Dáng vẻ của A-lếch-xay có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

Hướng dẫn trả lời:

Dáng vẻ của A-lếch-xây có những điểm đặc biệt:

– A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.

– Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phát.

– Tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

👉Câu 3 trang Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (Việt Nam và Liên Xô) diễn ra thật thân mật, thể hiện ở các chi tiết:

a) Qua lời thoại thân mật:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một – tôi đáp.

b) Qua cái bắt tay nồng ấm:

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!

👉Câu 4 trang Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Hoc sinh tự cảm nhận và nói lên chi tiết đáng nhớ nhất, giải thích nguyên nhân đầy đủ.

* Gợi ý:

– Em thích hình ảnh bàn tay vừa to, vừa chắc của A-lếch-xây nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh: Thể hiện sự thân mật, chân thành. Điều đó nói lên sự giản dị và thân thiết của người bạn ngoại quốc, một chuyên gia nước ngoài nhưng rất gần gũi. Đồng thời, thể hiện vẻ đẹp tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc.

– Những hình ảnh đầu tiên mà anh Thủy nhìn thấy A-lếch-xây: A-lếch-xây hiện ra là một người ngoại quốc thân thiện.

– Em nhớ nhất các chi tiết tả dáng vẻ của A-lếch-xây. Thật đúng là ảnh của một người nước ngoài thân thiện, nhiệt tình, giản dị mà thân mật.

Khám phá thêm bài 💌 Lòng Dân Lớp 5 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Một Chuyên Gia Máy Xúc Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần giáo án Một chuyên gia máy xúc lớp 5.

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

– Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng và liền mạch tên phiên âm người nước ngoài (A-lếch-xây). Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.

– Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

2. Đọc hiểu

– Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu được các diễn biến của câu chuyện.

– Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: Tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy – học

– Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to).

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạyHoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
– Gọi hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về Trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

– Nhận xét và cho điểm HS.
– HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
– GV đưa ra tranh minh họa của bài tập đọc, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?– HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh trên một công trường một người nước ngoài đang bắt tay một chú công nhân, nét mặt rất vui vẻ hồ hởi.
– Đây là bức tranh minh họa cho bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc. Bài tập đọc nói về phần nào tình cảm hữu nghị của một công nhân Việt Nam với một chuyên gia người nước ngoài.– HS lắng nghe.
– GV ghi tên bài lên bảng.– HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
– GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.– Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
– GV hướng dẫn HS chia đoạn.– HS nhận biết bốn đoạn trong bài, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. đoạn 4 bắt đầu từ “A-lếch-xây nhìn tôi…” đến hết.
– GV gọi bốn HS nối tiếp nhau đọc bài.– Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn.
– GV chú ý trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phát âm địa phương, câu khó hoặc đoạn văn có những câu văn dài ngắn đan xen, câu có lời đối thoại giữa các nhân vật. Chẳng hạn:

ánh nắng ban mai nhạt loãng / rải trên vùng đất đỏ công trường / tạo nên một hòa sắc êm dịu.
– HS đọc lại các tiếng hoặc các câu còn đọc sai.
– GV có thể ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện phát âm cho HS.– HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp .
– Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.– Bốn HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
– GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.

– GV hỏi HS nêu thêm những từ mà các em chưa hiểu nghĩa, tổ chức cho các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc giải nghĩa các từ mà các em không biết.
– Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.

– HS có thể nêu thêm các từ mà các em chưa hiểu nghĩa, các em có thể trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc nghe GV giải nghĩa.
– Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài lần 3.– Bốn HS đọc nối tiếp bài lần 3, mỗi HS đọc một đoạn. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
– GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện; chuyển giọng linh hoạt cho hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, tả, đối thoại.– HS theo dõi giọng đọc của GV.
b) Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm

– GV chia lớp thành 4 nhóm.

– Yêu cầu các nhóm đọc thầm và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài.
– HS nhận biết các nhóm của mình và bầu nhóm trưởng, thư kí.

– Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của GV. Thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
* Tổ chức trả lời câu hỏi trước lớp

– GV hướng dẫn HS xây dựng luật chơi và cách đánh giá cho điểm.GV là trọng tài và kết luận cho điểm sau từng câu trả lời của HS.
– HS xây dựng luật chơi và thống nhất cách đánh giá cho điểm. Chẳng hạn:

+ Mỗi câu hỏi trả lời đúng cho 10 điểm.

+ Người nào trong nhóm cũng được phát biểu, trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mọi người lần lượt phát biểu. Nếu bạn đó không nói được mà phải nhờ bạn khác trong nhóm nói thay thì trừ câu trả lời đi 2 điểm.
– Câu hỏi 1: Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu, vào lúc nào?– Anh Thủy gặp A-lếch-xây trên công trường lao động. Đó là một buổi sáng đầu xuân đẹp trời, khi anh đang điều khiển máy xúc làm việc.
– Câu hỏi 2: Do đâu mà anh Thủy gặp A-lếch-xây?– Do công việc. Anh Thủy là thợ lái máy xúc trên công trường, A-lếch-xây là một chuyên gia máy xúc. Vì công việc và tình yêu nghề nghiệp mà họ gặp gỡ nhau và tình bạn giữa họ nảy nở.
– Câu hỏi 3: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?– Dáng vẻ của A-lếch-xây:

+ Vóc người cao lớn; dáng đứng sừng sững.

+ Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.

+ Thân hình chắc khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân.

+ Khuôn mặt to chất phác.

+ Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ phút đầu cảm giác giản dị thân mật.
– Câu hỏi 4: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?– Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp làm nghề máy xúc diễn ra một cách giản dị, thân tình. A-lếch-xây nhìn anh Thủy bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười và hỏi rất thân tình “Đồng chí làm nghề…năm rồi?”. 

Hai tiếng đồng chí thật ấm áp, làm cho hai người xa lạ trở nên thân quen. Rồi vị chuyên gia lái máy xúc đã đưa tay ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy lắc mạnh một cử chỉ cũng hết sức thân mật, đầy tin cậy và thắm tình hữu nghị.
– Câu hỏi 6: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?– HS phát biểu tự do, theo suy nghĩ của các em.
– GV nhận xét và đưa ra ý kiến của mình: Chi tiết cuối bài là chi tiết đáng nhớ nhất: “Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc…….và nói:”Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí ạ!”. 

Vì qua chi tiết này đã thể hiện rất rõ nhân cách của A-lếch-xây. Một chuyên gia máy xúc rất gần gũi, giản dị vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn của anh Thủy, một công nhân Việt Nam.
– HS lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm
– Gọi bốn HS đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và tìm ra giọng đọc diễn cảm của bài.– Bốn HS đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn ở phần Luyện đọc).
– Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 4 của bài.
+ GV đọc mẫu: giọng kể xen với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Đoạn đối thoại giữa hai người bạn đồng nghiệp lần đầu gặp gỡ, làm quen với nhau – đọc với giọng thân ái, hồ hởi.+ HS theo dõi, lắng nghe giọng đọc của GV.
+ Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.+ HS luyện đọc theo nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn trước lớp.+ Nhiều HS thi đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc.
+ GV nhận xét cho điểm từng HS.
– Yêu cầu HS đọc toàn bài.– Một đến hai HS đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò
– Yêu cầu HS tìm đại ý của bài văn Một chuyên gia máy xúc.– HS trả lời: Bài văn ca ngợi tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
– GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài tập đọc và đọc trước bài tập đọc tuần tới.– HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Chia sẻ cho bạn đọc: Công Việc Đầu Tiên Lớp 5

3 Mẫu Cảm Thụ Một Chuyên Gia Máy Xúc Hay Nhất

Tổng hợp cho các bạn 3 mẫu cảm thụ Một chuyên gia máy xúc hay nhất.

Cảm Thụ Một Chuyên Gia Máy Xúc Ấn Tượng – Mẫu 1

Tác phẩm Một chuyên gia máy xúc của Hồng Thủy kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người. Đó là một công nhân và một chuyên gia, cả hai người ấy đều lái máy xúc thành thạo.

Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở một công trường xây dựng. Dáng vẻ của A-lếch-xây có những điểm đặc biệt: Vóc người cao to, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng, thân hình khỏe trong bộ áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác… Dáng vẻ đó gợi lên nét giản dị, thân mật, khiến anh Thủy đã chú ý đến.

Qua cái bắt tay nồng ấm: A-lếch-xây đã nắm lấy bàn tay anh Thủy đầu dầu mỡ, thể hiện sự thân mật giữa những người đồng nghiệp.

Xem bài viết: Một Vụ Đắm Tàu Lớp 5

Cảm Thụ Một Chuyên Gia Máy Xúc Chọn Lọc – Mẫu 2

Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa một người thợ máy xúc và một chuyên gia người ngoại quốc. Ấn tượng để lại với người thợ Việt Nam là sự giản dị, gần gũi và thân thiết của vị chuyên gia. Qua đó, thể hiện vẻ đẹp tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc.

Sau khi được người phiên dịch giới thiệu là một chuyên gia máy xúc, anh A – lếch – xây mỉm cười, chủ động hỏi chuyện anh Thủy. Anh A – lếch – xây cũng không hề hà bụi bẩn, đưa tay nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”

Câu truyện truyền tải ý nghĩa đó là Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Xem bài viết: Mùa Thảo Quả Lớp 5

Cảm Thụ Một Chuyên Gia Máy Xúc Đặc Sắc – Mẫu 3

Chi tiết khiến em nhớ nhất trong câu chuyện Một chuyên gia máy xúc đó là cái bắt tay thân mật của A-lếch-xây với anh Thủy.

Điều đó đã nói lên sự giản dị và gần gũi của người bạn ngoại quốc – một chuyên gia nước ngoài nhưng rất thân thiết với người dân Việt Nam. Qua đây, thể hiện vẻ đẹp tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc.

A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to chất phác. Tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Câu chuyện ca ngợi tình cảm chân thành của A-lếch-xây và anh Thủy. Qua đó chúng ta thấy được nét đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Tham khảo thêm các tác phẩm lớp 5:

Viết một bình luận