Nội Dung Bài Thơ Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43, Đọc Hiểu Bài Thơ, Phân Tích. Giới Thiệu Bạn Trọn Bộ Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Tác Phẩm Chi Tiết.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Thơ Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43
Bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài 43” của Nguyễn Trãi được sáng tác vào khoảng năm 1438 – 1439 khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
Nội dung bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người của tác giả, cũng như tâm trạng thoải mái, hài lòng và tự tại của ông với cuộc sống đơn sơ và yên bình ở quê nhà. Bài thơ cũng nhấn mạnh đến lòng yêu nước, nhân cách thanh cao và kiên trì với lý tưởng của nhà thơ.
Bảo Kính Cảnh Giới 43 thuộc thể loại nào ?
Bài thơ thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn. Bài thơ thể hiện tâm trạng thoải mái, hài lòng và tự tại của tác giả với cuộc sống đơn sơ và yên bình ở quê nhà.
Nội Dung Bài Thơ Bảo Kính Cảnh Giới 43
Bài thơ: Bảo kính cảnh giới bài 43
Tác giả: Nguyễn Trãi
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Thohay.vn Tặng Bạn Trọn Bộ ❤️️ Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Ý Nghĩa Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43
Ý nghĩa của Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 là một bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè nơi làng quê thanh bình của Nguyễn Trãi, một nhà thơ và anh hùng dân tộc. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.
Xem thêm các bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới Của Nguyễn Trãi:
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 10
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 11
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 21
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 22
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 24
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 28
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 31
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 38
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 40
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 41
- Bảo Kính Cảnh Giới Bài 46
Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 Đọc Hiểu
Thohay.vn chia sẻ thêm một số câu hỏi trong bài thơ trên.
☛ Đọc Hiểu Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 Đề Số 1
☛ Câu 1: Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Trả lời:
– Số chữ trong các câu: có câu thơ 6 chữ xen lẫn các câu thơ 7 chữ
– Những từ thuần Việt: ngày trường, tán rợp giương, tiễn, hồng liên, …
– Những động từ: rợp, phun, tiễn, đàn
– Những từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ: đỏ, lao xao, dắng dỏi, …
☛ Câu 2: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
– Ước nguyện của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
“Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”
+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước.
→ Tác giả khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
+ Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
→ Tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.
XEM THÊM BÀI THƠ NỔI TIẾNG 👉 Thủ Vĩ Ngâm [Nguyễn Trãi]
☛ Đọc Hiểu Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 Đề Số 2
☛ Câu 1: Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Bảo kính cảnh giới bài 43
Trả lời:
– Bài thơ Bảo kính cảnh giới Bài 43 viết về chủ đề vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè cùng tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
☛ Câu 2: Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Trả lời:
– Vai trò của các từ chỉ màu sắc: màu “xanh” của cây hòe, màu “đỏ” của cây thạch lựu, màu “hồng” của hồng liên đều là những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, giúp cho bức tranh thiên nhiên thêm căng tràn nhựa sống.
– Vai trò của các từ chỉ âm thanh: âm thanh của tiếng ve, tiếng “lao xao” của chợ cá đều là những âm thanh sôi động giúp cho bức tranh ngày hè gần gũi hơn, gắn bó dân dã với cuộc sống đời thường.
– Vai trò của các từ láy và phép đối: từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” và phép đối: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tích dương” góp phần thể hiện sinh động, biểu cảm hơn cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
☛ Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới bài 43.
Trả lời:
* Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới bài 43.
– Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.
– Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:
+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.
☛ Câu 4: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó.
Trả lời:
– Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi là:
+ Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.
+ Hai câu thơ cuối cho ta hiểu được tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân.
=> Qua đó thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng.
☛ Câu 5: Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Trả lời:
– Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:
+ Các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật toàn bài đều là câu 7 chữ và ngắt nhịp 4/3
+ Còn bài Bảo kính cảnh giới bài 43 thì đan xen câu 6 chữ: các câu 1 và 8 là câu thơ 6 chữ; có những câu 7 chữ ngắt theo nhịp 3 / 4 (Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ – Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương)
– Ý nghĩa của sự khác biệt trên cho thấy Nguyễn Trãi đã tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai) là thơ Nôm Đường luật.
XEM THÊM BÀI THƠ NỔI TIẾNG 👉 Côn Sơn Ca [Nguyễn Trãi]
Soạn bài Bảo kính cảnh giới bài 43
Soạn Bảo kính cảnh giới bài 43 thuộc trang 44) sách Chân trời sáng tạo
- Sau văn bản
Nội dung chính: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yên nhân dân, đất nước.
Soạn bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43) (trang 44) | Hay nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,…).
Trả lời:
Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.
- Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
- Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Trả lời:
Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:
- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.
- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.
Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:
- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.
- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:
Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3
Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)
Câu 3: ngắt nhịp 3/4
Câu 4: ngắt nhịp 3/4
Câu 5: ngắt nhịp 4/3
Câu 6: ngắt nhịp 4/3
Câu 7: ngắt nhịp 4/3
Câu 8: ngắt nhịp 3/3
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ từ thư thái đến phấn chấn, cảnh vật góp phần đưa đến những suy ngẫm với tác giả.
Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên
Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng
Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.
- Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc. Bài thơ Cảnh ngày hè đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
4+ Mẫu Phân Tích Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 Hay Nhất
Chia sẽ top 4 bài văn mẫu phân tích bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 hay nhất.
☛ Phân Tích Bài Thơ Bảo kính Cảnh Giới Bài 43 Đặc Sắc
Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông không những là người cầm quân dành nhiều thắng lợi, mà còn là một nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền văn học Việt Nam. Văn thơ của Nguyễn Trãi rất đa dạng, nhưng nội dung chủ yếu đều được viết về tình yêu nước, thương dân và hướng tới vẻ đẹp của thiên nhiên. Điển hình về một tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả chính là Gương báu khuyên răn. Nó thể hiện được tư tưởng của tác giả, cũng cho người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của kẻ đa tình.
Bài thơ được Nguyễn Trãi sáng tác vào những năm 1438 tại Côn Sơn. Đây là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới”, trong phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ chính là khung cảnh thiên nhiên ngày hè sôi động, vui tươi. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên và khát khao cuộc sống của tác giả. Bài thơ được chia làm 2 phần rõ rệt. 6 câu đầu là khung cảnh bức tranh thiên nhiên rực rỡ, 2 câu cuối là tâm tình của nhân vật trước bức tranh đẹp đẽ đó.
Đứng trước khung cảnh tráng lệ của thiên nhiên, nhân vật trữ tình trong đó không có vướng bận, vậy nên càng cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp say lòng người. Những hành động hóng mát, ung dung cùng những thanh trầm thể hiện sự thanh thản của nhân vật.
Sau đó, hình ảnh đặc trưng của ngày hè được bật lên như một bức tranh rực rỡ. Đó là nào hòe, nào lựu, hồng liên và sự xôn xao tấp nập của chợ cá làng ngư phủ. Đó là những thứ Nguyễn Trãi nhìn thấy, nhưng cũng là thứ chúng ta quen thuộc mỗi khi ngày hè tới. Hình ảnh thiên nhiên và cả cảnh sinh hoạt của con người được tác giả lồng ghép khéo léo, biến thành một bức tranh rộng lớn.
Màu sắc của mùa hè cũng được tác giả thể hiện vô cùng đặc sắc. Những gam màu rực rỡ khiến cho con người cảm thấy hài hòa khi kết hợp giữa màu nóng rực rỡ với những màu lạnh mát mắt. Màu lục của lá hòa bên cạnh màu đỏ của thạch lựu, màu hồng cánh sen hay ánh nắng dát vàng lên những tán hòa. Cách kết hợp ấy mới độc đáo làm sao! Khi bức tranh ấy đang tĩnh lặng khi thuần tả cảnh thì bỗng nhiên, tiếng ve và âm thanh lao xao của chợ cá khiến cho bức tranh càng có hồn hơn.
Thông qua những hình ảnh, âm thanh đó, người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và đầy sức sống. Những giác quan được Nguyễn Trãi sử dụng gần hết như việc chính ông thả toàn bộ linh hồn để cảm nhận thiên nhiên. Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong tác phẩm được thể hiện: tâm hồn yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng thương dân ái quốc.
Hình ảnh nhân vật trữ tình xuất hiện trong bức tranh rực rỡ ấy như một nét chấm phá càng thêm đặc sắc. Bỏ qua cảnh vật, lại một lần nữa người đọc ngạc nhiên về một con người nhỏ bé lại nổi bật trên nền thiên nhiên hùng vĩ như thế.
Nguyễn Trãi thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên của mình qua tâm trạng thư thái và thả lỏng, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp ấy bằng tất cả giác quan. Ông khao khát về một cuộc sống tương lai, cũng qua đó người đọc thấy được một tâm hồn lớn. Đó là hành động gắn liền với những lo nghĩ cho dân cho nước. Mặc dù đang trong hoàn cảnh thư thái đó, nhưng sâu bên trong tác giả lại không thể quên được mối lo nước nhà. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà nhà thơ muốn thể hiện.
Với những từ ngữ tràn đầy sức sống và màu sắc, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh đầy hùng vĩ và vui tươi. Không hoa mỹ, những từ ngữ được tác giả sử dụng đều rất bình dị nhưng không tầm thường mà lại tinh tế. Cách ngắt nhịp của thể thơ 6 chữ nhưng vô cùng mới lạ đã tạo nên một giai điệu độc đáo cho khung cảnh mùa hạ xinh đẹp.
Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã thành công hòa quyện giữa cảnh và tình, vừa không làm mất đi nét đẹp mùa hạ, vừa không làm lu mờ đi cái tâm của nhân vật trữ tình. Nguyễn Trãi không hổ là một nhà chính trị vĩ đại, trong mọi hoàn cảnh đều đạt dân và nước lên đầu. Đến nay, còn có mấy người được như thế nữa đây?
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Bài Thơ Dạy Con Của Nguyễn Trãi ❤️️
☛ Phân Tích Bài Thơ Bảo kính Cảnh Giới Bài 43 Sâu Sắc
Niềm tự hào lớn nhất của con người Việt Nam ta có lẽ là tấm lòng yêu nước, thương dân và yêu thiên nhiên, cuộc sống. “Gương báu khuyên răn” của Nguyễn Trãi là tác phẩm tiêu biểu thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả và khát khao cháy bỏng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó rút ra nhận thức và bài học cho chính mình về sứ mệnh cao cả với đất nước. Câu câu thơ đầu nói về tâm trạng an nhàn, thảnh thơi của tác giả khi ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Mở đầu bằng tâm thế thư thái tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên, gạt bỏ hết bụi trần, hòa hợp với hoa lá cây cỏ. Câu thơ nhẹ nhàng, êm dịu như chính con người ông. Từ “Rồi” nối tiếng bằng từ “ngày trường” khiến cho nhịp thơ trở nên chậm rãi, thời gian dường như dài thêm, tâm trạng trong lòng cũng cứ thế mà ngân dài. Và từ đó ông cũng cảm nhận được không gian thiên nhiên hùng vĩ rõ nét hơn.
Không dừng lại ở đó, ông cho người đó thấy được vẻ đẹp đặc trưng của cảnh ngày hè:
Hòe lục đùn đùn tán rợp gương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Rời xa chốn quan trường, Nguyễn Trãi để mặc cho tâm hồn mình hòa cùng với thiên nhiên tươi vui, cuộc sống yên bình nơi quê nhà. Ông diễn tả cảnh sắc với tâm thế ứng dụng, các từ “đùn đùng”, “giương”, “phun”, “tiễn” khiến ta cảm nhận được sức sống tươi mới ngập tràn ẩn chứa bên trong cảnh vật tạo nên sức choáng ngợp ấn tượng mạnh mẽ. Màu xanh của hoa hòe lan rộng, màu đỏ của hoa lựu tỏa ngát hương, màu hồng của hoa sen vàng lấp lánh nức mùi hương nồng say, tất cả những điều đó hòa quyện lại tạo nên cảnh sắc đặc trưng của cuối hè. Bức tranh thiên nhiên không chỉ mang màu sắc nhẹ nhàng mà còn bừng ên sức sống mãnh liệt của các loài cây.
Ngoài thị giác, Nguyễn Trãi còn thưởng thức thiên nhiên bằng cả thính giác để tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp vĩnh hằng nơi quê hương thanh bình:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Nếu đã có họa, có hương thì dễ gì bỏ sót đi những âm thanh sáo động của đời thường. Thiên nhiên đầy màu sắc không chỉ có vẻ đẹp của cây cối, hoa lá mà còn có cả tiếng “lao xao” của phiên chợ, đó là tiếng cười nói, trò chuyện của người mua, kẻ bán. Tiếng “dắng dỏi cầm ve” kêu inh ỏi cũng là âm thanh quen thuộc mỗi ngày hè. Âm thanh yên bình nhưng vẫn rộn ràng, náo nhiệt đầy hối hả tạo nên sức hấp dẫn khiến nhà thơ say đắm.
Dù đã cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn nhưng ông không quên được sứ mệnh cao cả của mình. Từ vẻ đẹp thiên nhiên, ông vẫn lo nghĩ cho vận mệnh của đất nước. Ông ước mong rằng mình có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn trong tay để có thể cầu mong cho nhân dân có được cuộc sống sung túc, hạnh phúc:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Nỗi niềm đầy tâm tư đầy suy nghĩ với một tình yêu lớn lao, tình yêu với dân, với nước. Nguyễn Trãi nổi tiếng là vị anh hùng vang danh lừng lẫy trong lịch sử chiến đấu giặc ngoại xâm của dân ta, bởi lẽ thế mà ông thấm thía được hoàn cảnh của đất nước.Ông đã sử dụng điển tích chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để bày tỏ nỗi lòng của mình.
Với lời thơ giàu cảm xúc, Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy ông là một nhà văn đa tài. Nhưng cuộc đời thường phụ tấm lòng của người tài, cuộc sống của ông thường gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Điều đó lại không làm nản lòng thi sĩ mà đó là điểm tựa cho ông suy nghĩ thấu đáo, lạc quan hơn về cuộc sống.
Nguyễn Trãi đã thành công miêu tả được vẻ đẹp sống động của thiên nhiên qua tác phẩm “Gương báu khuyên răn”, từ đó ông gửi gắm khát vọng thầm kín của mình về một đất nước không còn chiến tranh, đau khổ. Ông chính là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ đời sau noi theo.
Tặng Bạn ❤️️ Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi ❤️️ Tập Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất
☛ Phân Tích Bài Thơ Bảo kính Cảnh Giới Bài 43 Học Sinh Giỏi
Đối với nhân dân Việt Nam thì Nguyễn Trãi chính là một bậc đại anh hùng của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ông không chỉ cống hiến hết mình cho đất nước mà ông còn giúp cho nền văn học của nước nhà được rộng mở hơn. Trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi thì có bài thơ Gương báu khuyên răn được vô số độc giả đón nhận.
Khi đọc bài thơ chúng ta sẽ thấy được sự yêu đời, yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi. Ngoài ra bài thơ còn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè. Mở đầu bài thơ chính là tâm thế của Nguyễn Trãi khi bước vào những ngày hè oi ả.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Ông hóng mát trong tâm thế rảnh rỗi ở nơi quê hương yên bình. Trong thời gian cáo quan về ở ẩn thì ông có nhiều thời gian rảnh rỗi để hóng mát hơn, tâm trạng của ông cũng được giải tỏa bớt những căng thẳng ở chốn quan trường. Và cũng từ đó mà ông cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Có thể thấy rằng mùa hè là mùa mà cây cối đua nhau sinh trưởng, phát triển. Tầng tầng, lớp lớp lá cây hòe đùn rợp tán cây. Thạch lựu hiên thì phun từng chùm hoa đỏ tô điểm thêm màu sắc cho ngày hè ấy. Ngoài ra tác giả Nguyễn Trãi còn điểm tô thêm vào cảnh ngày hè bằng hương thơm của hoa sen. Chắc hẳn đây là một bức tranh muôn màu muôn vẻ mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta.
Bức tranh này không chỉ mang mang màu sắc nhẹ nhàng mà nó còn mang màu sắc rực rỡ như sức sống mãnh liệt của các loài cây nơi đây vậy. Bên cạnh những loài cây có màu sắc tươi tắn, rực rỡ như hoa lựu thì vẫn có những loại cây mang màu sắc nhẹ nhàng hơn như hoa sen hồng, hoa hòe nở rợp tán cây. Hình ảnh tán cây hoa hòe xum xuê là đặc trưng cho sự thanh bình, phát đạt và sum họp. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng hài hòa.
Không chỉ thưởng thức thiên nhiên bằng thị giác và khứu giác mà tác giả còn sử dụng thính giác để cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên ở nơi quê hương thanh bình.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá làng ngư phủ và âm thanh của những chú ve kêu râm ran mỗi buổi trưa hè. Hình ảnh của những chợ cá giúp chúng ta liên tưởng đến cuộc sống ấm no của những người dân nơi thôn quê.
Còn âm thanh của những chú ve đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho mùa hè. Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được thưởng thức những bản hòa âm vô cùng cuốn hút và những âm thanh ấy đã trở thành một đặc trưng của mùa hè. Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên ngày hè ông còn luôn lo nghĩ vì nước, vì dân. Ông mong muốn mình có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người trung với nước, hiếu với dân. Mặc dù ông đã cáo quan về ở ẩn nhưng không lúc nào ông ngừng lo lắng về vận mệnh của đất nước cũng như cuộc sống của những người dân hiền lành, chất phác. Ông đã mượn điển tích chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để thể hiện tấm lòng của mình. Tương truyền rằng khi gảy chiếc đàn ấy thì cuộc sống của nhân dân sẽ được ấm no, hạnh phúc.
Cùng những lời thơ hết sức giản dị và mộc mạc của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được ông là một người đa tài thế nào. Không chỉ là một người thi sĩ yêu sự thanh bình của thiên nhiên mà ông còn là một người anh hùng ai ai cũng kính trọng. Tuy nhiên cuộc đời của ông lại gặp nhiều trắc trở. Nhưng không vì thế mà ông có suy nghĩ bi quan, ông luôn giữ trong mình những suy nghĩ hết sức lạc quan để cuộc sống luôn được vui vẻ, không vướng bụi trần.
Qua tác phẩm Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp hài hòa mà rực rỡ của thiên nhiên. Cùng với đó là tình thần yêu nước, lòng thương dân vô bờ bến của tác giả. Ông đã dành hết những tài năng mà mình có để cống hiến cho đất nước. Dù cho ông có cáo quan về ở ẩn thì tình yêu quê hương đất nước của ông cũng không bao giờ giảm bớt. Ông chính là một tấm gương mẫu cho chúng ta cùng noi theo và học tập để chúng ta cùng bảo vệ quê hương thanh bình của mình.
☛ Phân Tích Bài Thơ Bảo kính Cảnh Giới Bài 43 Ngắn Nhất
Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”.
Câu thơ sáu chữ khép lại bài thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy tư, sâu lắng; lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm dấu ấn sáng tạo của văn học Việt Nam.
Thohay.vn Chia Sẽ –> Mạn Thuật Bài 5 (Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích)