Ngôn Chí Bài 3 (Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích, Soạn Bài)

Nội Dung Bài Thơ Ngôn Chí Bài 3, Đọc Hiểu, Phân Tích, Soạn Bài, Giáo Án Chi Tiết. Thohay.vn Dành Tặng Bạn Đọc Những Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Hay Nhất.

Giới Thiệu Bài Thơ Ngôn Chí Bài 3

“Ngôn chí bài 3” là một bài thơ nằm trong tập “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam. Bài thơ này được viết bằng chữ Nôm và thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả về cuộc sống và thiên nhiên.

Nội dung chính của bài thơ:

  1. Khung cảnh thiên nhiên: Bài thơ vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê và giao hòa với thiên nhiên của tác giả.
  2. Cuộc sống giản dị: Nguyễn Trãi miêu tả cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầy đủ và thanh thản. Ông tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị như ăn uống đơn sơ, chăm lo sức khỏe và đời sống tinh thần.
  3. Tâm hồn thi sĩ: Bài thơ thể hiện tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi, người luôn tìm thấy niềm vui và sự thanh thản trong việc ngâm thơ, ngắm trăng và tận hưởng cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật:

  • Thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể: Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ.
  • Ngôn ngữ giản dị, tinh tế: Ngôn ngữ của bài thơ giản dị nhưng tinh tế, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảm và tư tưởng của tác giả.

Ý nghĩa của bài thơ:

  • Tình yêu thiên nhiên: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Nguyễn Trãi, người luôn tìm thấy sự thanh thản và niềm vui trong thiên nhiên.
  • Triết lý sống giản dị: Bài thơ khuyến khích con người sống giản dị, tìm thấy niềm vui và sự thanh thản trong những điều đơn giản của cuộc sống

Nội Dung Bài Thơ Ngôn Chí Bài 3

Ngôn chí bài 3 của Nguyễn Trãi là một bài thơ nằm trong Quốc âm thi tập, tập hợp những bài thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ được viết vào năm 1428, khi Nguyễn Trãi đã từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, sau khi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh giặc nhà Nguyên và viết Bình Ngô đại cáo.

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm trạng thanh thản, nhàn nhã của tác giả khi sống trong một không gian yên bình, giản dị, và mộc mạc. Bài thơ cũng thể hiện lý tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân của tác giả, người đã hy sinh và chiến đấu vì đất nước thời bấy giờ.

Bài thơ: Ngôn chí bài 3
Tác giả: Nguyễn Trãi 

言志

庵竹軒梅𣈜𣎃戈,
是非閙典𡎝煙霞。
𩛷咹油固𦼞㙁,
襖默奈之錦羅。
渃養朱清池賞月,
坦𦓿午隘𪽏秧花。
工欺興動皮店雪,
吟特勾神𠱆𠱆歌。

Ngôn chí bài 3

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] ❤️️Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Ngôn Chí Bài 3

Ý nghĩa bài thơ được rút ra từ văn bản trên đó chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Xem thêm chùm thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi ❤️️ Bảo Kính Cảnh Giới ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ngôn Chí Bài 3 Đọc Hiểu

Đọc hiểu Ngôn chí 3

☛ Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Trả lời

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là Biểu cảm

☛ Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.

Trả lời

Dựa vào văn bản, các dòng thơ lục ngôn là “Bữa ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặt nài chi gấm là.”

☛ Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.

Trả lời

Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.

☛ Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?

Trả lời

Nội dung hai dòng thơ 5, 6 có thể hiểu là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

☛ Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

Trả lời

Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ giãi bày tâm trạng, tình cảm qua sự miêu tả cuộc sống lối thôn quê đó là sự giản dị, thương yêu những thứ đơn giản và quen thuộc nhất ở nơi quê hương đất nước.

☛ Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Trả lời

Bài học ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ văn bản trên đó chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Tham khảo về tác phẩm 🌼 Bình Ngô Đại Cáo 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích 

5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Ngôn Chí Bài 3

Dưới đây là một số mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ trên hay nhất mà Thohay.vn đã sưu tầm và chia sẽ đến bạn tham khảo trước khi làm văn.

Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 Hay Nhất

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ đại tài của dân tộc. Ông đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp to lớn của mình. Tập “Quốc âm thi tập” do ông sáng tác bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành cho thơ ca tiếng Việt, một trong số đó là “Ngôn chí” (bài 3). Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được nhân cách, tư tưởng cao cả, tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Trước hết, nổi bật trong văn bản là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên có thể kể đến trong tác phẩm là “am trúc hiên mai”, “nước”, “ao”, “nguyệt”, “đất cày”, “hoa”, “đêm tuyết”. Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua hình ảnh mái hiên và cây mai. Từ “yên hà” ngoài việc chỉ nơi ở yên tĩnh còn diễn tả vẻ đẹp của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khói sương, khói sóng ngập tràn khắp đất trời, hòa cùng với ánh rực rỡ của bầu trời khi ngày mới sang hay lúc chiều tà. Dường như, nơi ở của nhà thơ tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài. Ở đó chỉ có thi nhân cùng vẻ đẹp ngây ngất của đất trời.

Ở những câu thơ tiếp theo, thiên nhiên trong cảm nhận của nhân vật trữ tình thật nên thơ. Trong thơ ca cổ, ánh trăng không chỉ là ánh sáng tự nhiên xua tan đêm tối mà còn là nguồn cảm hứng vô tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ “nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt” vừa diễn tả được độ trong của nước ao vừa khắc họa được sự huyền hoặc, lung linh của ánh trăng. Vào đêm thanh vắng, bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh.

Bức tranh thiên nhiên ấy còn hiện lên một cách chân thực và sinh động với hình ảnh của “đất” và “hoa” ở dòng “Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa”. Đất đã được cày cuốc, vun xới kĩ càng nên rất khô, tơi và bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ cây. Từ “ương” được hiểu là ấp ủ, làm cho một vật gì đó sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đất ươm mầm những loài hoa, giúp hoa tỏa hương thơm ngát.

Dòng thơ gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật. Thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, vừa yên bình vừa thơ mộng, trữ tình trong đôi mắt của một con người tràn ngập tình yêu dành cho tự nhiên.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, ta còn thấy được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trước cuộc sống hiện tại, chủ thể trữ tình bày tỏ sự hài lòng, mãn nguyện:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà.”

Cụm từ “ngày tháng qua” gợi ra sự chảy trôi của thời gian. Thời gian đi qua một cách êm đềm từ ngày này qua tháng nọ cũng như cuộc sống an yên của nhân vật trữ tình. Lui về ở ẩn, những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của thi nhân “Thị phi nào đến cõi yên hà”. Nhân vật trữ tình sống ở chốn thanh tĩnh cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những “thị phi”, đúng sai, phải trái của người đời. Dường như, chủ thể trữ tình đã đạt đến sự tự do, tự tại trong tâm hồn.

Đến câu ba, bốn, ta thấy thể thơ đã có sự thay đổi khi câu lục xen giữa câu thất. Tác giả bày tỏ sự hài lòng với cuộc hiện hiện tại “Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là”. Vải gấm là một loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ sợi tơ tằm.

Đây được coi là loại vải thượng hạng vì có họa tiết cầu kì, bắt mắt cũng như đem đến cho người mặc cảm giác mềm mịn, mượt mà. Bởi lẽ đó, gấm chỉ dành cho các vị vua chúa, quan lại ở thuở xưa. Từ bỏ quan trường để lui về ở ẩn, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm lụa là, cơm ăn dù chỉ có dưa muối nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện. Đó là cốt cách của một con người đường hoàng, cao cả, không màng vinh hoa, phú quý.

Câu thơ “nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt” mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên nhưng cũng chất chứa suy nghĩ, tâm tư của tác giả. Đây là một lối nói ẩn dụ của nhà thơ. Nước giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức ánh trăng cũng như con người phải giữ gìn, nuôi dưỡng sự liêm khiết để đón nhận những điều tốt đẹp.

Cuộc sống hàng ngày diễn ra trong êm đềm, thong thả với công việc lao động bình dân “Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa”. Giờ đây, nhà thơ không còn là một vị quan oai phong, lẫm liệt mà trở về sống như người nông dân ngày ngày cuốc đất, trồng trọt. Đó là cuộc sống hết sức bình dị, thảnh thơi.

Trong hai câu thơ cuối cùng, dường như cảm xúc đã đạt đến sự thăng hoa, hưng phấn. Cảm hứng của thi nhân được khơi dậy vào một đêm tuyết rơi. “Câu thần” nghĩa là câu thơ hay. Cảm xúc tràn đầy lại ngẫm nghĩ được câu thơ hay khiến nhân vật trữ tình không thể kiềm được mà cất tiếng ngâm, ca.

Như vậy, với câu lục xen lẫn câu thất cùng hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi và ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên và sự hài lòng, thảnh thơi khi cáo quan về ở ẩn. Bài thơ đã tô đậm vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó là một con người vĩ đại với nhân cách cao cả, lớn lao.

Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Trãi lại được các bậc anh minh trọng dụng và hậu thế ngàn đời coi trọng tôn vinh. “Ngôn chí” (bài 3) nói riêng và các sáng tác của ông đã cho thấy tư tưởng vượt thời đại, luôn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con người. Bởi vậy, các tác phẩm của ông luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam.

Tặng Bạn ❤️️ Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi ❤️️ Tập Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất

Mẫu Cảm Nhận Ngôn Chí Bài 3 của Nguyễn Trãi

Thiên nhiên là trong những nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chính bởi say đắm cái vẻ đẹp tình tứ, ngọt ngào của thiên nhiên mang lại, nhiều nhà thơ đã không kìm nổi lòng mình. Hoặc đôi khi, viết về thiên nhiên song lại ẩn chứa nỗi lòng trắc ẩn. Đến với nhà thơ Nguyễn Trãi, người đọc được hòa mình với thiên nhiên thơ mộng, trữ tình qua bài “Ngôn chí”:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Cơm ăn dầu có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.”

“Ngôn chí” là bài thơ thứ ba được rút trong tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể. Với lời thơ mộc mạc, giản dị mà ngắn gọn, “Ngôn chí” đã nêu bật được tâm hồn yêu thiên nhiên và ẩn sau đó là vẻ đẹp cốt cách thanh tao của tác giả.

Bàn đến “Ngôn chí”, điều mà người đọc ấn tượng nhất, ấy chính là vẻ đẹp thiên nhiên quá đỗi thơ mộng:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.”

Hình ảnh mái hiên và cây mai xuất hiện ngay câu đầu tiên của bải thơ gợi sự gần gũi, thân quen về khung cảnh làng quê Việt Nam. Điều này đã mang đến một không gian tĩnh mịch, yên bình mà người đọc có thể cảm nhận được thông qua “am trúc hiên mai”.

“Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải luống ương hoa.”

Mặt nước xanh phẳng lặng được bóng trăng chiếu rọi làm sáng cả mặt hồ. Dưới ánh trăng tròn, to lung linh huyền ảo đó, ta được say sưa đắm mình ngắm trăng – ngắm vẻ đẹp của tạo hóa. Không chỉ vậy, hình ảnh “đất” và “hoa” tạo sự liên kết nhân quả. Nhờ có đất ‘bồi bổ” mà ra đời những luống hoa thơm ngát tỏa rực cả một vùng trời. Vẻ đẹp thiên nhiên đâu cần phải là thứ gì đấy mĩ miều, thiên nhiên, đơn giản chỉ là những quanh cảnh đời thường, chỉ cần khựng lại nhìn một chút, ta sẽ thấy, mọi thứ xung quanh thật đẹp. Vạn vật dường như căng tràn sức sống.

Không chỉ miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên, bài thơ còn là nỗi giãi bày tâm sự của tác giả:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.”

Cảnh vật đẹp đến yên bình như thế, Nguyễn Trãi gọi đó là “cõi yên hà”. Đây là không gian mà không có bất cứ chuyện gì có thể xảy ra, là không gian tách biệt với thế giới bên ngoài, tách biệt với những ồn ào xô bồ ngoài kia. Điều này đặc biệt thú ý đối với những vị quan ngày xưa, khi gặp chuyện bất bình, họ chọn giải pháp “bế quan tỏa cảng” để gìn giữ cái phẩm cách cao quý của mình.

“Cơm ăn dầu có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.”

Món ăn bình dị của người Việt – cơm cà dưa muối lại là món ăn mà nhân vật trữ tình lựa chọn để viết nên những vần thơ. Không phải là sự ngẫu nhiên! Làm quan, ta biết rằng, đó là những vị được ăn sung mặc sướng. Với đủ những của ngon vật lạ trên đời, khoác lên mình những bộ đồ làm từ gấm vóc sang trọng, song đó không là điều mà Nguyễn Trãi cảm thấy vinh dự hay tự hào. Ông cho rằng, cốt cách của một người làm quan, cao quý nhất là kẻ không màng đến hư vinh. Vậy nên, khi sống cuộc sống hiện tại, tuy bình dị, đơn giản nhưng lại làm cho nhân vật trữ tình hài lòng, mãn nguyện.

“Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải luống ương hoa.”

Trăng sáng như phẩm cách của người làm việc chốn quan trường. Tâm sạch mới được lòng dân, mới không hổ thẹn với đời. Biện pháp tu từ ẩn dụ đã ngầm nói lên mong ước của ông. Là một vị quan song lại sống một cuộc sống hết sức đời thường, như người nông dân chính hiệu khiến ông cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

“Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.”

Trong đêm tuyết rơi đã đẩy cảm xúc của nhân vật trữ tình lên đỉnh cao. Ông thăng hoa với nghệ thuật, lời thơ cứ thế tuôn ra một cách tự nhiên. Tiếng ngâm ca ấy, có chăng là tiếng lòng được cất giấu bao lâu nay chưa có dịp để thỏa? Tác giả gọi đây là “câu thần”.

Hiểu được sự, phải đi từ gốc rễ. Người ta phải được con người của người sáng tác, mới dần cảm thụ được qua thơ. Thơ đến với người ta, đâu gì xa hoa, lộng lẫy. Thơ, hãy cứ là chính mình! Chỉ cần xuất phát từ trái tim, thì đó là bài thơ đáng được trân trọng.

Bởi đó là những vần thơ chân thật, không ma mị, xảo quyệt! Và có lẽ, với Nguyễn Trãi – nhà làm quan lỗi lạc, ông không để những thứ hư vinh làm vấy bẩn cốt cách cao quý của chính mình. Bài thơ “Ngôn chí” một mặt diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, một mặt nói lên vẻ đẹp cốt cách của người cầm bút. Chính điều này đã chạm đến sự ngưỡng mộ của độc giả. Đó là tình cảm trân quý về một người làm nghệ thuật có tâm.

Như vậy, thông qua “Ngôn chí” của Nguyễn Trãi, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình đồng thời bày tỏ sự trân trọng nhân cách người làm quan một thời!

XEM THÊM BÀI THƠ NỔI TIẾNG 👉 Thủ Vĩ Ngâm [Nguyễn Trãi]

Cảm Nhận Ngôn Chí Bài 3 Ngắn Gọn

Nhắc đến những nhà thơ lớn của dân tộc sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua cái tên Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã để lại cho đời nhiều tác phẩm cả chữ Hán và chữ Nôm có giá trị lớn. Thơ của ông có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Trong đó, nổi bật là “Ngôn chí” (bài 3). Bài thơ đã giúp người đọc có những cảm nhận rõ nét về bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình. Qua đó, tác giả gửi gắm những suy tư, quan niệm sống của chính mình.

Ở những câu thơ đầu ta cảm nhận được vẻ đẹp của thi nhân qua cuộc sống thường nhật: “Am trúc hiên mai ngày tháng qua/ Thị phi nào đến cõi yên hà”. Hai câu thơ như mở ra trước người đọc hình dung khung cảnh rừng trúc rộng lớn. Nơi ở của tác giả không chỉ có “am trúc” mà trước hiên nhà còn có cây mai. Hình ảnh cây mai như gợi lên cốt cách thanh cao người quân tử Ức Trai.

Câu thơ đã gợi lên cho người đọc một không gian sống dân dã, mộc mạc tại làng quê. Cụm từ “ngày tháng qua” thể hiện sự trôi chảy của thời gian. Từng ngày, từng ngày trôi qua, thi nhân bầu bạn với tự nhiên, thả hồn mình cảm nhận những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Lui về ở ẩn, tác giả rời xa chốn quan trường xa hoa, bon chen nơi đầy những “thị phi” để về với cõi “yên hà”. Nơi ở của nhà thơ tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hối hả bên ngoài. Ở nơi đây, chỉ có Nguyễn Trãi cùng với vẻ đẹp bình dị của đất trời.

Không chỉ chọn nơi ở để “di dưỡng tâm hồn”, thi nhân còn rất giản dị trong cuộc sống thường ngày “Cơm ăn dầu có dưa muối/ Áo mặc nài chi gấm là”. Bữa ăn hàng ngày với “dưa muối”, món ăn quen thuộc với những người nông dân. Còn về trang phục, không phải là áo gấm lụa là như khi còn làm quan nữa mà đó là những tấm áo bình dị.

Khi chọn cho mình lối sống ở ẩn, dẫu bữa ăn, trang phục đơn giản nhưng nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy hài lòng, hạnh phúc. Vậy chỉ với bốn câu thơ đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được cuộc sống của nhà thơ hiện lên thanh bình, giản dị.

Những câu thơ tiếp theo đã giúp ta cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. “Nước dưỡng cho thanh” nhân vật trữ tình giữ cho nước ao trong để bóng trăng chiếu xuống cho đẹp mà “thưởng nguyệt”. Ở đây, tác giả sử dụng lối nói ẩn dụ. Việc ngắm trăng cũng giống như việc con người nuôi dưỡng chính tâm hồn mình vậy. Muốn cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống thì con người cần giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp.

Nguyễn Trãi còn giống như một người nông dân, hàng ngày “Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa”. Nhân vật trữ tình vun xới, đào đất cho tơi xốp, sau đó mới gieo trồng. Ở đây, ta thấy cuộc sống của Nguyễn Trãi giống như một lão nông tri điền, làm những việc bình dị nhưng để di dưỡng tâm hồn, gieo mầm cái đẹp và thưởng thức cái đẹp.

Trong hai câu thơ cuối như nhãn tự của cả bài thơ “Trong khi hứng động vừa đêm tuyết/ Ngâm được câu thần dặng dặng ca”. Ở đây, ta thấy những vần thơ tràn đầy cảm hứng, ngỡ như con người có thể giao hòa cùng với thiên nhiên, đất trời, vũ trụ. Lúc này, dường như cảm xúc trong thi sĩ đã đạt đến sự thăng hoa nên không thể kìm lòng được mà cất tiếng ngâm thơ.

Với những hình ảnh giản dị, mang màu sắc dân tộc, Nguyễn Trãi đã mang đến cho người đọc một bài thơ hay và ý nghĩa. Đọc “Ngôn chí”, ta cảm nhận được hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một nhà thơ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Mặc dù chọn lui về quê ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn trăn trở, nghĩ suy về cuộc đời, về giang sơn đất nước. Ông luôn mong mỏi, khát khao một ngày “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Qua “Ngôn chí”, (bài 3), người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác gia Nguyễn Trãi. Không chỉ gắn bó với thiên nhiên mà tác giả còn sống giản dị, thanh cao. Theo thời gian, những tác phẩm của ông sẽ luôn sống mãi trong lòng người.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bài Văn Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 Dài

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ tài năng của dân tộc. Ông đã được UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới nhờ những đóng góp xuất sắc. Bộ ‘Quốc âm thi tập’ sáng tác bằng chữ Nôm của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thơ ca tiếng Việt, trong đó có tác phẩm nổi bật ‘Ngôn chí’ (bài 3). Đây là một tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nhân cách và tư tưởng tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Trong văn bản, nổi bật sự tươi đẹp của thiên nhiên. Các hình ảnh gắn liền với tự nhiên như ‘am trúc hiên mai’, ‘nước’, ‘ao’, ‘nguyệt’, ‘đất cày’, ‘hoa’, ‘đêm tuyết’. Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể nhìn thấy không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua hình ảnh của mái hiên và cây mai. Từ ‘yên hà’ không chỉ miêu tả nơi sống yên tĩnh mà còn thể hiện vẻ đẹp của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khói sương và sóng nước lan tỏa khắp nơi, kết hợp với ánh rực rỡ của bầu trời khi ban mai hay lúc hoàng hôn. Nơi ở của nhà thơ dường như tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào và xô bồ của thế giới bên ngoài. Ở đó, chỉ có thi nhân và vẻ đẹp tuyệt vời của đất trời.

Trong những câu thơ tiếp theo, thiên nhiên hiện lên trong cảm nhận của nhân vật trữ tình vô cùng thơ mộng. Trong thơ ca cổ, ánh trăng không chỉ là nguồn sáng tự nhiên chói lọi giữa đêm tối mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho tâm hồn. Câu thơ ‘nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt’ vừa mô tả độ trong của nước ao vừa lên tới sự huyền bí, lấp lánh của ánh trăng. Vào đêm thanh vắng, bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh. Bức tranh thiên nhiên còn sống động với hình ảnh của ‘đất’ và ‘hoa’ ở dòng thơ ‘Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa’. Đất được cày cuốc, vun xới cẩn thận nên rất khô, tơi và bở. Đây là môi trường lý tưởng cho sự sống của cây cỏ. Từ ‘ương’ được hiểu là nơi ấp ủ, tạo điều kiện cho cái gì đó nảy nở. Như vậy, đất làm mầm mống cho những loài hoa, giúp chúng tỏa hương thơm dễ chịu. Dòng thơ tạo nên bức tranh tươi tắn, phong phú của thế giới tự nhiên. Thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, yên bình và trữ tình qua ánh nhìn của người trữ tình.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, ta còn chứng kiến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình trước cuộc sống hiện tại, nơi mà chủ thể bày tỏ sự hài lòng, thỏa mãn:

‘Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà.’

Cụm từ ‘ngày tháng trôi đi’ gợi lên sự chuyển động của thời gian, êm dịu như cuộc sống an bình của nhân vật trữ tình. Rút lui về ẩn náu, những cuộc tranh luận, phiền não của thế gian không thể tiếp cận ‘Thị phi nào đến cõi yên bình’. Nhân vật trữ tình sống trong bình yên, xa lạ với xô bồ, bỏ lại ngoài kia mọi ‘thị phi’, tranh cãi, đúng sai của thế gian. Có vẻ như, chủ thể trữ tình đã đạt được sự tự do, thoải mái trong tâm hồn.

Ở câu ba, bốn, thể thơ đã trải qua sự biến đổi khi câu lục xen lẫn câu thất. Tác giả thể hiện sự mãn nguyện với cuộc sống hiện tại ‘Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là’. Gấm là loại vải cao cấp được làm từ sợi tơ tằm. Đây là loại vải được coi là quý tộc vì có hoa văn phức tạp, hấp dẫn và mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho người mặc. Vì vậy, gấm thường dành cho những vị vua, quan lại ở thời xưa. Bỏ lại quyền quý để trở về ẩn cư, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm, chỉ cần một bữa cơm đơn giản với dưa muối nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Đó là đẳng cấp của một con người thanh cao, không mải mê với vẻ ngoại hình và sự giàu có.

Câu thơ ‘nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt’ đẹp như một bức tranh trữ tình, thơ mộng về thiên nhiên nhưng cũng chứa đựng tâm tư, tư duy của tác giả. Đây là một lối diễn đạt ẩn dụ của nhà thơ. Nước giữ gìn sự trong lành để thưởng thức ánh trăng, giống như con người cần giữ gìn, nuôi dưỡng lòng trong trắng để đón nhận những điều tốt đẹp. Cuộc sống diễn ra bình dị, thong thả, với công việc nông dân bình thường ‘Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa’. Bây giờ, nhà thơ không còn là quan lại oai phong, xa hoa mà trở lại với cuộc sống giản dị của người nông dân, cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái.

Trong hai câu thơ cuối cùng, có vẻ như cảm xúc đạt đến đỉnh điểm, hứng khởi. Tác giả được truyền cảm hứng trong một đêm tuyết rơi. ‘Câu thần’ – những câu thơ tuyệt vời làm cho nhân vật trữ tình không kiềm được niềm vui, bắt đầu cất tiếng ngâm, ca.

Như vậy, với sự xen kẽ giữa câu lục và câu thất, cùng với hình ảnh thơ mộng, giản dị, gần gũi và ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu của lời nói hàng ngày, nhà thơ đã thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi lui về ẩn cư. Bài thơ là sự phản ánh rõ nét về tâm hồn và tư tưởng cao cả của Nguyễn Trãi. Ông là một con người vĩ đại, mang đầy tình yêu thương và lòng cao quý.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi được những người trí thức và thế hệ sau kính trọng. ‘Ngôn chí’ (bài 3) cùng các tác phẩm khác của ông đã thể hiện tư tưởng vượt thời đại, luôn liên quan chặt chẽ đến thiên nhiên, đất nước và con người. Bởi thế, tác phẩm của ông mãi mãi sống đọng trong trái tim của người Việt Nam.

Tặng Thêm ❤️️ Ngôn Chí Bài 5 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận

Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 Học Sinh Giỏi

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông để lại cho thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, mang giá trị cao trong cả chữ Hán và chữ Nôm. Điển hình cho sự sáng tác ấy chính là bài thơ ‘Ngôn chí’ (bài 3). Tác phẩm làm nổi bật vẻ đẹp của thi sĩ qua đời sống hàng ngày.

‘Ngôn chí’ là một trong những bài thơ nổi bật trong bộ 21 bài của tập ‘Quốc âm thi tập’. Tên gọi ‘Ngôn chí’ không chỉ đơn giản là ‘nói chí’ mà còn chứa đựng cả tinh thần chí lẫn tình. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn được Ức Trai áp dụng cho bài thơ này, đồng thời tạo điểm độc đáo trong sáng tạo thơ ca.

Ở những dòng đầu tiên, tác giả bày tỏ ba khía cạnh của cuộc sống cá nhân:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà.”

Nơi Nguyễn Trãi chọn làm nơi ẩn mình là ‘am trúc’, nơi mà hình ảnh rừng trúc bao quanh. Ngay trước hiên nhà, cây mai là biểu tượng của chí quân tử, thể hiện lý tưởng cao quý của thi sĩ. ‘Am trúc, hiên mai’ không chỉ là không gian ‘yên bình’ đếm thời gian, mà còn là nơi tác giả cảm nhận sự bình yên đang đợi chờ. Thi nhân tái hiện cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, đề cao vẻ đẹp thanh bình. ‘Thị phi’ là thế giới hối hả, còn ‘yên hà’ là nơi ẩn mình, xa lìa cuộc sống ồn ào.

Nguyễn Trãi lựa chọn cuộc sống ‘lánh đục tìm trong’, hòa mình với thiên nhiên, giữ tâm hồn trong sạch. Câu thơ ‘Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt’ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên, với ánh trăng. Nguyễn Trãi giữ nước ao để bóng trăng rơi xuống tạo nên hình ảnh đẹp mắt. Điều này làm lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi nhân. Hình ảnh vườn cây được chăm sóc kỹ càng cho thấy Nguyễn Trãi như một người nông dân, chấp nhận những công việc bình dị để nuôi dưỡng tâm hồn. Bức tranh cuộc sống yên bình, tâm hồn thi sĩ được tái hiện qua những từ ngữ tinh tế.

Nguyễn Trãi không chỉ gắn bó với thiên nhiên mà còn chọn lối sống giản dị, thanh cao. ‘Cơm ăn dầu có dưa muối/ Áo mặc nài chi gấm là’, tác giả không mê trang trí, ăn mặc đơn giản. ‘Dưa muối’ là thức ăn quen thuộc, thể hiện sự gắn bó của Nguyễn Trãi với cuộc sống quê. Áo mặc của thi nhân không phải là gấm, lụa của quan lại, mà là những tấm áo giản dị. Điều này thể hiện sự bình dị, không mê trang sức, phú quý. Kết thúc bài thơ với hình ảnh ‘Trong khi hứng động vừa đêm khuyết/ Ngâm được câu thần dặng dặng ca’, Nguyễn Trãi tỏ ra tràn ngập cảm xúc, như con người hòa mình vào thiên nhiên, vũ trụ.

Cuộc sống yên bình và tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ qua bài thơ. Thi sĩ chọn lối sống đơn giản, gắn bó với thiên nhiên và luôn lo lắng cho đất nước. Đây là tâm hồn quân tử, luôn nghĩ cho nhân dân.

Bằng cách sử dụng hình ảnh giản dị, mộc mạc, Nguyễn Trãi đã tạo nên một bức tranh thơ đẹp. Bài thơ là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

Tăng Các Bạn Xem Thêm ❤️️ Ngôn Chí Bài 10 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích

Mẫu Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 Nâng Cao

Nguyễn Trãi, một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm quý giá cả chữ Hán và chữ Nôm. Ngôn chí bài 3 là một trong những tác phẩm nổi bật, làm rõ tình yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc của ông. Bức tranh thiên nhiên yên bình trong làng quê được vẽ nét rõ nét qua bài thơ, là không gian tác giả gửi gắm suy nghĩ và quan niệm sống.

Những câu thơ đầu tiên là hình ảnh tươi đẹp của thi nhân trong cuộc sống hằng ngày: ‘Am trúc hiên mai ngày tháng qua/ Thị phi nào đến cõi yên hà’. Rừng trúc rộng lớn được mở ra, cây mai trước hiên nhà tỏa sáng vẻ cao quý của người quân tử. ‘Ngày tháng qua’ là thời gian trôi đi, tạo nên cuộc sống bình dị hòa mình với thiên nhiên. Tách biệt khỏi xô bồ ồn ào, tác giả về với cõi ‘yên hà’ của mình, nơi chỉ có vẻ đẹp giản dị và bình yên.

Không chỉ chăm sóc tâm hồn ở nơi ẩn mình, Nguyễn Trãi còn giản dị trong sinh hoạt hàng ngày: ‘Cơm ăn dầu có dưa muối/ Áo mặc nài chi gấm là’. Bữa ăn với ‘dưa muối’, một món quen thuộc của nông dân, và trang phục bình dị thể hiện cuộc sống đơn giản nhưng hạnh phúc của nhân vật trữ tình. Bốn câu thơ đầu tiên đã lên hình bức tranh cuộc sống thanh bình và giản dị của Nguyễn Trãi.

Những dòng thơ kế tiếp hé lộ vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc của nhà thơ. ‘Nước dưỡng cho thanh’ người trữ tình giữ nước ao để bóng trăng thắp sáng, như ‘thưởng nguyệt’ tâm hồn. Ở đây, ẩn dụ tinh tế giữa việc ngắm trăng và việc nuôi dưỡng tâm hồn, nơi con người giữ gìn phẩm chất tốt đẹp. Nguyễn Trãi, như một người nông dân, hằng ngày ‘Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa’. Tận hưởng việc vun xới, gieo trồng như một lão nông tại đình. Cuộc sống của ông đơn giản nhưng đẹp, gieo mầm hạnh phúc và tận hưởng sự tinh tế.

Ở hai câu thơ cuối, như điểm chấm hỏi cho toàn bộ bài thơ ‘Trong khi hứng động vừa đêm tuyết/ Ngâm được câu thần dặng dặng ca’. Cảm xúc trong thi sĩ tràn ngập, như con người hòa mình với thiên nhiên và vũ trụ. Đó là khoảnh khắc thăng hoa, khiến tâm hồn không kiềm chế được mà hòa mình vào ngâm thơ.

Với hình ảnh giản dị, đậm chất dân tộc, Nguyễn Trãi tạo nên một bức tranh thơ đẹp và ý nghĩa. Trong ‘Ngôn chí’, ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của một ẩn sĩ, từ bỏ quan trường để sống gần gũi với thiên nhiên và nhân dân. Lối sống thanh bạch và liêm khiết của nhà thơ được thể hiện qua bản thơ, với lòng trăn trở về đất nước và khát khao cho một tương lai hòa bình.

Bằng ‘Ngôn chí’ (bài 3), Nguyễn Trãi lưu lại vẻ đẹp tâm hồn của mình. Không chỉ gắn bó với thiên nhiên, ông còn chọn lối sống giản dị và thanh cao. Tác phẩm của ông sẽ mãi sống trong tâm trí người đọc, là niềm ngưỡng mộ với tinh thần cao cả của một nhà thơ vĩ đại.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Côn Sơn Ca [Nguyễn Trãi] ❤️️Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích

Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 Sâu Sắc

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu cho sáng tác đó phải kể đến bài “Ngôn chí” (bài 3). Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của thi sĩ qua cuộc sống thường nhật.

“Ngôn chí” chính là bài thơ trong chùm thơ gồm 21 bài trong tập “Quốc âm thi tập”. Nhan đề “Ngôn chí” không giới hạn “nói chí” trong phạm vi hẹp mà còn hàm chứa cả chí lẫn tình. Và bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn, đây cũng là sự phá cách trong thể thơ của Ức Trai.

Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã đã nói đến ba vấn đề trong cuộc sống của mình đó là nơi ở:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua.

Thị phi nào đến cõi yên hà. “

Nơi ở của Nguyễn Trãi là “am trúc” giúp ta hình dung ra cạnh nhà thi sĩ là cả rừng trúc. Còn trước sân nhà Ức Trai là cây mai. Thông thường, loại cây đó dùng để nói về chí khí của người quân tử. Vậy cây mai trước hiên nhà như tượng trưng cho chính lý tưởng của Nguyễn Trãi. Và có lẽ, “am trúc, hiên mai” là nơi “yên bình” để tác giả đếm ngày tháng qua, đếm những bình yên đang đón đợi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay trong câu thơ đầu tiên, thi nhân đã tái hiện cuộc sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận những vẻ đẹp thanh bình của cuộc đời. “Thị phi” là thế giới ồn ào, tấp nập, tranh đua ngoài kia. Còn nơi tác giả chọn sống đó là cõi “yên hà” với chốn thiên nhiên ở vùng quê, cách xa cuộc sống xô bồ. Như vậy chúng ta có thể cảm nhận được Nguyễn Trãi đã lựa chọn cuộc sống “lánh đục tìm trong”, hòa hợp với thiên nhiên. Nơi ở ấy không có những bon chen của cuộc đời để nhà thơ có thể giữ cho tâm hồn trong sạch.

Câu thơ “Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt” cho ta thấy tác giả vô cùng yêu và gắn bó với thiên nhiên. Thi nhân giữ nước ao cho trong để bóng trăng chiếu xuống cho đẹp mà ngắm nhìn. Đây đúng là một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, tinh tế. Ánh trăng có lẽ không chỉ để ngắm nhìn mà với Nguyễn Trãi đó là một người bạn tri âm, tri kỷ. Hơn nữa, ở ngoài vườn, đất đã được vun xới rất thuận lợi cho việc trồng trọt. Vậy qua đây, ta thấy Nguyễn Trãi giống như một người nông dân, làm những việc bình dị để nuôi dưỡng tâm hồn, vun xới, gieo trồng và thưởng thức cái đẹp.

Không chỉ có sống gắn bó với tự nhiên mà thi sĩ còn chọn cho mình lối sống giản dị nhưng thanh cao. Nguyễn Trãi không cầu kì trong việc ăn mặc thường ngày “Cơm ăn dầu có dưa muối/ Áo mặc nài chi gấm là”. “Dưa muối” là thức ăn quen thuộc của người nông dân Việt Nam. Đây cũng là thức ăn tác giả chọn để thưởng thức ở chốn quê. Hơn nữa, trang phục thi nhân chọn không phải là áo gấm, lụa là như khi làm quan nữa mà đó là những tấm áo bình dị.

Qua đây, ta thấy Nguyễn Trãi sinh hoạt như những người nông dân thôn dã, bình dị chứ không màng công danh phú quý. Khép lại bài thơ là hình ảnh “Trong khi hứng động vừa đêm khuyết/ Ngâm được câu thần dặng dặng ca”. Dường như, thi nhân đang đong đầy cảm xúc vậy nên những vần thơ như được tự tuôn ra. Lúc này, ngỡ như con người có thể giao hòa cùng thiên, đất trời, vũ trụ.

Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được bức tranh cuộc sống yên bình và tâm hồn của tác gia Nguyễn Trãi. Thi sĩ chọn từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên, sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao. Mặc dù “lánh đục tìm trong” nhưng thi nhân vẫn luôn trăn trở, âu lo cho đất nước. Đó là nỗi lòng của bậc quân tử, một lòng nghĩ cho nhân dân.

Bằng việc sử dụng những hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc Nguyễn Trãi đã mang đến cho chúng ta một bài thơ hay. Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước tha thiết.

❤️️❤️️❤️️ Thohay.vn chia sẽ chùm thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi:

Viết một bình luận